Việc cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào? Xử lý vi phạm trong việc cấp, quản lý chứng chỉ?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ chương trình bồi dưỡng như sau:
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương hình bồi dưỡng được giao thực hiện.
2. Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.
3. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.
Theo đó, cơ quan cấp chứng chỉ các chương hình bồi dưỡng được giao thực hiện bao gồm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Chứng chỉ bồi dưỡng (Hình từ Internet)
Việc cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng như sau:
In, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng
1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu được quyền in, cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền giao thực hiện. Mẫu chứng chỉ theo quy định tại Phụ lục 01 Thông tư này.
2. Chứng chỉ bồi dưỡng được cấp 01 lần cho học viên hoàn thành khóa học. Trường hợp chứng chỉ đã cấp cho học viên nhưng phát hiện có sai sót do lỗi của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu thì các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu có trách nhiệm cấp lại cho học viên.
3. Trường hợp chứng chỉ bị mất, hư hỏng, người được cấp chứng chỉ đề nghị thì được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học. Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học có giá trị sử dụng như chứng chỉ bồi dưỡng. Mẫu giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học theo quy định tại Phụ lục 02 Thông tư này.
4. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu lập sổ quản lý việc cấp chứng chỉ theo quy định hiện hành. Bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ trong cấp chứng chỉ. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ.
Theo đó, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu được quyền in, cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền giao thực hiện.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu lập sổ quản lý việc cấp chứng chỉ theo quy định hiện hành. Bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ trong cấp chứng chỉ. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ.
Xử lý vi phạm trong việc cấp, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về xử lý vi phạm trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng như sau:
Xử lý vi phạm trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng
1. Chứng chỉ bồi dưỡng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Có sự gian lận trong việc chiêu sinh, học tập;
b) Cấp cho người không đủ điều kiện; cấp không đúng thẩm quyền;
c) Chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa;
d) Để cho người khác sử dụng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức. Những hành vi vi phạm các quy định về việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ nếu có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chứng chỉ bồi dưỡng sẽ bị thu hồi trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 7 nêu trên.
Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức.
Trong trường hợp việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ nếu có dấu hiệu của tội phạm thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?