Việc chăm sóc thay thế trẻ em không còn cha mẹ, không thể sống cùng cha mẹ đẻ sẽ được thực hiện theo quy trình nào?
- Khi nào tổ chức, gia đình hoặc cá nhân không phải cha mẹ đẻ được nhận trẻ em về nuôi dưỡng?
- Trẻ em không còn cha mẹ, không thể sống cùng cha mẹ đẻ thì việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được thực hiện theo quy trình nào?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc chăm sóc thay thế khi trẻ em không còn cha mẹ, không thể sống cùng cha mẹ đẻ?
Khi nào tổ chức, gia đình hoặc cá nhân không phải cha mẹ đẻ được nhận trẻ em về nuôi dưỡng?
Khi nào tổ chức, gia đình hoặc cá nhân không phải cha mẹ đẻ được nhận trẻ em về nuôi dưỡng? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 giải thích chăm sóc thay thế đối với trẻ em như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
...
Như vậy, khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em thì trẻ em sẽ được tổ chức, gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Trẻ em không còn cha mẹ, không thể sống cùng cha mẹ đẻ thì việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được thực hiện theo quy trình nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:
Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em
1. Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
2. Đánh giá tình trạng và xác định nhu cầu cần hỗ trợ đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
3. Xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
4. Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
5. Xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
6. Xác định cá nhân, gia đình đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế.
7. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
8. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
9. Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Những người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, một số cá nhân liên quan cũng có trách nhiệm thực hiện công tác chăm sóc thay thế cho trẻ em (Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH).
Công tác chăm sóc thay thế đối với trẻ em được thực hiện theo quy trình như sau:
- Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
- Đánh giá tình trạng và xác định nhu cầu cần hỗ trợ đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
- Xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
- Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
- Xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
- Xác định cá nhân, gia đình đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế.
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
- Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
- Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc chăm sóc thay thế khi trẻ em không còn cha mẹ, không thể sống cùng cha mẹ đẻ?
Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các quy định về chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:
- Tổ chức thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện các quy định về chăm sóc thay thế cho trẻ em;
+ Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương hỗ trợ các dịch vụ cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế theo quy định của Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH;
+ Tổ chức tư vấn, hướng dẫn triển khai chính sách, biện pháp hỗ trợ người nhận chăm sóc thay thế và trẻ em được chăm sóc thay thế;
+ Rà soát danh sách trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội, tiếp nhận kiến nghị của cơ sở trợ giúp xã hội để xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển trẻ em sang hình thức chăm sóc thay thế phù hợp;
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ sở trợ giúp xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan về chăm sóc thay thế cho trẻ em.
+Trước ngày 25 tháng 12 hằng năm báo cáo về tình hình thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về chăm sóc thay thế cho trẻ em trên địa bàn;
- Bố trí kinh phí và vận động nguồn lực thực hiện Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?