Việc chẩn đoán bệnh Niu cát xơn ở gà có thể thực hiện thông qua những phương pháp nào? Bệnh thường lây lan qua những đường nào?
Bệnh Niu cát xơn có thể lây lan trong đàn gà thông qua những đường nào?
Theo tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-4:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 1: Bệnh Niu Cát Xơn quy định về đặc điểm dịch tể học như sau:
Cách tiến hành
6.1. Chẩn đoán lâm sàng
6.1.1. Dịch tễ học
Nghiên cứu về diễn biến dịch tễ học như đường lây truyền bệnh, lứa tuổi mắc bệnh, tỷ lệ ốm, chết, nguồn bệnh, nguyên nhân gây bệnh... Bệnh Niu cát xơn lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa các gà khỏe mạnh và gà bị nhiễm bệnh. Bệnh được truyền qua phân gia cầm mắc bệnh và các dịch tiết từ mũi, miệng và mắt. Bệnh lây lan nhanh và có thể lây lan dễ dàng bằng phương tiện cơ học mang virus như giày dép và quần áo mang từ một đàn bị nhiễm đến. Virus Niu cát xơn có thể sống sót trong vài tuần trong môi trường ẩm ướt trên lông chim, phân bón. Bệnh Niu cát xơn có tỷ lệ ốm và chết cao.
6.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Ủ rũ, ít vận động, nhắm mắt, uống nhiều nước, mào tím tái.
- Khó thở, ho, ngáp, lắc đầu, dịch nhớt chảy ra từ mũi, miệng, diều căng đầy hơi.
- Giảm đẻ, trứng biến dạng, vỏ xù xì hoặc thiếu canxi.
- Phân lỏng, màu trắng xanh, dính bết vào lông quanh lỗ huyệt.
- Gà bị bệnh sau từ 5 ngày đến 6 ngày xuất hiện triệu chứng thần kinh: Vẹo cổ, bước vòng tròn, liệt chân cánh.
6.1.3. Giải phẫu bệnh học
Tùy theo thể bệnh có thể thấy nhiều hoặc một trong những bệnh tích đặc trưng sau:
- Thanh, khí quản đọng dịch nhầy, xuất huyết.
- Phổi xuất huyết lấm tấm.
- Niêm mạc miệng, thực quản có điểm xuất huyết.
- Diều chứa đầy thức ăn và dịch. Niêm mạc giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ (cuống mề) có điểm xuất huyết.
- Niêm mạc ruột viêm, xuất huyết, có nốt loét hình cúc áo. Manh tràng xuất huyết. Trực tràng, hậu môn viêm loét, xuất huyết.
- Buồng trứng xuất huyết, trứng non vỡ trong xoang bụng gây viêm phúc mạc.
Bệnh Niu cát xơn lây lan yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa các gà khỏe mạnh và gà bị nhiễm bệnh.
Bên lây lan thông qua phân của gà mắc bệnh và các dịch tiết từ mũi, miệng và mắt.
Tốc độ lây lan của bệnh Niu cát xơn nhanh và có thể lây lan dễ dàng bằng phương tiện cơ học mang virus như giày dép và quần áo mang từ một đàn bị nhiễm đến.
Virus Niu cát xơn có thể sống sót trong vài tuần trong môi trường ẩm ướt trên lông chim, phân bón. Cá thể mắc bệnh Niu Cát xơn có tỷ lệ ốm và chết cao.
Việc chẩn đoán bệnh Niu cát xơn ở gà có thể thực hiện thông qua những phương pháp nào? (Hình từ Internet)
Để chẩn đoán bệnh Niu cát xơn ở gà thì có thể sử dụng một số loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-4:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 1: Bệnh Niu Cát Xơn thì thuốc thử và vật liệu thử sử dụng để chẩn đoán bệnh Niu cát xơn gồm:
- Natri clorua (NaCI).
- Kali clorua (KCI).
- Natri phosphat dibasic ngậm hai phân tử nước (Na2HPO4.2H2O).
- Kali dihydro phosphat (KH2PO4).
- Chất chống đông trinatri xitrat (C6H5Na3O7.2H2O).
- Cồn 96 %.
- Hồng cầu gà
- Kháng sinh: Penicyline, Streptomycine, Kanamycine.
- Kháng nguyên chuẩn Niu cát xơn.
- Kháng huyết thanh chuẩn Niu cát xơn.
- Mồi và probe đặc hiệu.
- Kit chiết tách RNA.
- Kit nhân gen.
Lưu ý: chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hai lần hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
Việc chẩn đoán bệnh Niu cát xơn ở gà có thể thực hiện thông qua những phương pháp nào?
Theo tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-4:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 1: Bệnh Niu Cát Xơn quy định về việc chẩn đoán bệnh Niu cát xơn như sau:
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
6.2.1. Phát hiện kháng nguyên
6.2.1.1. Xử lý bệnh phẩm
Bệnh phẩm là phủ tạng, não lấy từ gia cầm chết, bị bệnh nghi nhiễm Niu cát xơn được nghiền thành huyễn dịch 10 % với dung dịch nước sinh lý hoặc PBS. Sau đó ly tâm với tốc độ 1000 xg trong 10 min.
Thu lấy dịch nổi, xử lý vô trùng bằng dung dịch kháng khuẩn (0,1 ml/ 10 ml huyễn dịch) hoặc lọc qua bộ lọc màng 0,45 mm. Huyễn dịch bệnh phẩm đã xử lý có thể dùng để chẩn đoán phát hiện virus Niu cát xơn bằng phản ứng Realtime RT-PCR hoặc phân lập virus trên trứng gà có phôi.
6.2.1.2. Phương pháp Realtime RT- PCR (rRT-PCR)
- Chiết tách ARN của virus Niu cát xơn: theo hướng dẫn của nhà sản xuất kít;
- Tiến hành phản ứng realtime RT-PCR (Phụ lục A).
6.2.1.3. Phân lập virus trên trứng gà có phôi
6.2.1.3.1. Cách tiến hành
- Tiêm truyền huyễn dịch bệnh phẩm vào trứng gà có phôi từ 9 ngày đến 11 ngày tuổi, tiếp tục ấp ở nhiệt độ 37 °C trong 3 đến 5 ngày (Phụ lục C);
- Theo dõi trứng sau khi tiêm, thu hoạch nước trứng (Phụ lục C);
- Làm phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) (Phụ lục D);
- Giám định các mẫu nước trứng dương tính HA bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) với kháng thể kháng Niu cát xơn chuẩn (Phụ lục E).
- Ngoài ra có thể giám định virus Niu cát xơn bằng phản ứng rRT-PCR.
...
Như vậy, có thể chẩn đoán bệnh Niu cát xơn ở gà thông qua hai phương pháp là phương pháp Realtime RT- PCR hoặc phân lập virus trên trứng gà có phôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?