Việc chấp thuận không sử dụng vật liệu xây không nung cho các công trình có yêu cầu đặc thù thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước nào?
- Mục đích của sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng là gì?
- Cơ quan quản lý nhà nước nào có thẩm quyền chấp thuận không sử dụng vật liệu xây không nung cho các công trình xây dựng có yêu cầu đặc thù?
- Cơ quan quản lý nhà nước nào có thẩm quyền kiểm tra đối với việc sử dụng vật liệu xây không nung?
Mục đích của sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng là gì?
Tại Công văn 05/BXD-VLXD năm 2015 Bộ Xây dựng có nêu như sau:
Việc sử dụng vật liệu xây không nung là góp phần bảo vệ an ninh lương thực, tiết kiệm tài nguyên và giảm lượng khí thải CO2. Ngoài ra, việc sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp để sản xuất vật liệu xây không nung cũng góp phần giảm một lượng đáng kể các chất thải rắn ra môi trường.
Hiện tại, đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng như: tiêu chuẩn sản phẩm; hướng dẫn lập định mức, dự toán; hướng dẫn thi công và nghiệm thu…Vật liệu xây không nung hiện nay có nhiều chủng loại như: gạch bê tông; gạch bê tông khí chưng áp (AAC); gạch bê tông bọt… Chất lượng các chủng loại vật liệu xây không nung hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Sử dụng vật liệu xây không nung (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà nước nào có thẩm quyền chấp thuận không sử dụng vật liệu xây không nung cho các công trình xây dựng có yêu cầu đặc thù?
Tại Điều 4 Thông tư 13/2017/TT-BXD có quy định như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp, sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình xây dựng
1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm quy định sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định tại Thông tư này khi quyết định đầu tư dự án.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng các loại vật liệu xây không nung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
3. Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm đưa vào thiết kế các loại vật liệu xây không nung phù hợp với từng loại kết cấu.
4. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn giám sát phải tuân thủ quy định của thiết kế về sử dụng vật liệu xây không nung.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo việc sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng các quy định là yêu cầu bắt buộc.
6. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận:
a) Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với các công trình an ninh, quốc phòng có yêu cầu đặc biệt về việc sử dụng vật liệu xây;
b) Các Bộ chuyên ngành đối với các công trình đặc thù của ngành;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình còn lại.
7. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh vật liệu xây không nung khi cung cấp sản phẩm vật liệu xây không nung vào công trình xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam và phải có chứng nhận hợp quy theo quy định.
8. Trách nhiệm báo cáo:
a) Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn theo quy định;
b) Chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà sản xuất, nhập khẩu các chủng loại vật liệu xây không nung có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng địa phương về tình hình sử dụng vật liệu xây không nung.
Theo đó trách nhiệm chấp thuận không sử dụng vật liệu xây không nung cho các công trình đặc thù là của các cơ quan quản lý nhà nước sau đây:
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với các công trình an ninh, quốc phòng có yêu cầu đặc biệt về việc sử dụng vật liệu xây;
- Các Bộ chuyên ngành đối với các công trình đặc thù của ngành;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình còn lại.
Cơ quan quản lý nhà nước nào có thẩm quyền kiểm tra đối với việc sử dụng vật liệu xây không nung?
Tại Điều 6 Thông tư 13/2017/TT-BXD có quy định:
Kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên phạm vi toàn quốc.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn.
3. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này sẽ xử lý theo quy định hiện hành.
The đó Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên phạm vi toàn quốc.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?