Việc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Trách nhiệm của Nhà nước trong công tác bảo vệ sức khoẻ được quy định thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 1 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ.
1- Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.
2- Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.
Theo quy định trên, công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể.
Đồng thời được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.
Bên cạnh đó tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.
Công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân (Hình từ Internet)
Việc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ như sau:
Nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ.
1- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các biện pháp dự phòng, cải tạo và làm sạch môi trường sống; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động, vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống theo quy định của Hội đồng bộ trngưở.
2- Mở rộng mạng lưới nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, cơ sở tập luyện thể dục thể thao; kết hợp lao động, học tập với nghỉ ngơi và giải trí; phát triển thể dục thể thao quần chúng để duy trì và phục hồi khả năng lao động.
3- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp phát triển hệ thống y tế Nhà nước với y tế tập thể và y tế tư nhân.
4- Xây dựng nền y học Việt Nam kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền dân tộc, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của y học thế giới vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng các mũi nhọn khoa học y học, dược học Việt Nam.
Theo đó, việc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các biện pháp dự phòng, cải tạo và làm sạch môi trường sống.
Trách nhiệm của Nhà nước trong công tác bảo vệ sức khoẻ được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 về trách nhiệm của Nhà nước như sau:
Trách nhiệm của Nhà nước.
1- Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân; đưa công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; quyết định những chế độ chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân.
2- Bộ y tế có trách nhiệm quản lý, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống phòng bệnh, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, lưu thông thuốc và thiết bị y tế, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ y, dược.
3- Hội đồng nhân dân các cấp dành tỷ lệ ngân sách thích đáng cho công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở địa phương; thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tuân theo pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, của các cơ quan, các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân trong địa phương. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo đảm vệ sinh ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh công cộng cho nhân dân trong địa phương; lãnh đạo các cơ quan y tế trực thuộc, chỉ đạo sự phối hợp giữa các ngành, các tổ chức xã hội trong địa phương để thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Như vậy, Nhà nước có trách nhiệm chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân; đưa công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước.
Đồng thời Nhà nước quyết định những chế độ chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?