Việc chia trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu nào và ai có quyền quyết định chia trường đại học?
Việc chia trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định như sau:
Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;
2. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
3. Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học;
4. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
Theo đó, việc chia trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học;
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
Ai có quyền quyết định chia trường đại học?
Tại khoản 2 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Sáp nhập, chia, tách trường đại học
...
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập, chia, tách trường đại học.
...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định chia trường đại học.
Trường đại học (Hình từ Internet)
Việc chia trường đại học cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Sáp nhập, chia, tách trường đại học
...
3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập hoặc sau khi chia, tách;
b) Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục);
c) Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
...
Theo đó, việc chia trường đại học cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chia trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi chia.
- Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc chia trường đại học (đối với trường tư thục);
- Đề án chia trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc chia trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi chia ; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc chia; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
Việc chia trường đại học thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Sáp nhập, chia, tách trường đại học
...
4. Trình tự thực hiện:
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung;
b) Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, việc chia trường đại học thực hiện theo trình tự sau:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung;
- Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường đại học xếp hạng như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
1. Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học nhằm đánh giá uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động theo tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
2. Cơ sở giáo dục đại học chủ động lựa chọn, tham gia các bảng xếp hạng có uy tín trong nước, quốc tế.
3. Pháp nhân phi thương mại Việt Nam được thực hiện xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; phải bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch, có trách nhiệm công khai, giải trình về phương pháp, tiêu chí và kết quả xếp hạng.
Theo đó, trường đại học xếp hạng như sau:
- Xếp hạng trường đại học nhằm đánh giá uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động theo tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Cơ sở giáo dục đại học chủ động lựa chọn, tham gia các bảng xếp hạng có uy tín trong nước, quốc tế.
- Pháp nhân phi thương mại Việt Nam được thực hiện xếp hạng trường đại học; phải bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch, có trách nhiệm công khai, giải trình về phương pháp, tiêu chí và kết quả xếp hạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?