Việc cho, nhận chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ trong trường hợp nào?
- Việc cho, nhận giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ trong trường hợp nào?
- Người nhận chăm sóc thay thế có được ưu tiên trong việc hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống hay không?
- Trách nhiệm thông tin, báo cáo quá trình phát triển của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế được quy định như thế nào?
Việc cho, nhận giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ trong trường hợp nào?
Việc cho, nhận giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 63 Luật Trẻ em 2016 thì việc cho, nhận giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ trong trường hợp trẻ em còn cả cha và mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em trừ các trường hợp sau:
- Trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 50 Luật Trẻ em 2016; Khoản 3 Điều 52 của Luật Trẻ em 2016 hoặc
- Khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Ngoài ra, việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 Luật Trẻ em 2016, cụ thể:
- Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
- Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.
- Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.
- Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
- Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Người nhận chăm sóc thay thế có được ưu tiên trong việc hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống hay không?
Căn cứ tại Điều 64 Luật Trẻ em 2016 về trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế
1. Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với Điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;
b) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.
2. Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:
a) Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;
b) Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.
Như vậy, người nhận chăm sóc thay thế được ưu tiên trong việc hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm thông tin, báo cáo quá trình phát triển của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế được quy định như thế nào?
Trách nhiệm thông tin, báo cáo quá trình phát triển của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế được quy định tại Điều 43 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em được chăm sóc thay thế khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi cư trú.
- Sau 01 tháng, 03 tháng kể từ ngày cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cư trú có trách nhiệm theo dõi, đánh giá điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
- Định kỳ 06 tháng hoặc khi trẻ em phải chuyển đổi hình thức, chuyển đổi cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em được nhận chăm sóc thay thế cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi về tình hình của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?