Việc cho phép cổ đông phổ thông trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết có đang vi phạm vấn đề về bảo vệ dữ liệu cá nhân không?
- Có phải cổ đông phổ thông được xem xét, tra cứu và trích lục thông tin của tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết không?
- Việc cho phép cổ đông phổ thông trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết có đang vi phạm vấn đề về bảo vệ dữ liệu cá nhân không?
- Chủ thể dữ liệu có được yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình không?
Có phải cổ đông phổ thông được xem xét, tra cứu và trích lục thông tin của tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền của cổ đông phổ thông:
Quyền của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:
a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
...
Theo quy định trên thì cổ đông phổ thông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết.
Từ quy định này, có thể thấy rằng, pháp luật về doanh nghiệp không có quy định rõ ràng về việc cổ đông phổ thông được quyền xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc của bất kỳ cổ đông nào trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết hay chỉ được xem xét, tra cứu và trích lục đối với thông tin của chính cổ đông đó.
Có phải cổ đông phổ thông được xem xét, tra cứu và trích lục thông tin của tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết không? (Hình từ Internet)
Việc cho phép cổ đông phổ thông trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết có đang vi phạm vấn đề về bảo vệ dữ liệu cá nhân không?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu:
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
1. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu được áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:
a) Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;
b) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;
c) Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;
d) Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.
3. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này.
4. Sự đồng ý phải được tiến hành cho cùng một mục đích. Khi có nhiều mục đích, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân liệt kê các mục đích để chủ thể dữ liệu đồng ý với một hoặc nhiều mục đích nêu ra.
5. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
6. Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là sự đồng ý.
7. Chủ thể dữ liệu có thể đồng ý một phần hoặc với điều kiện kèm theo.
...
Đồng thời, như đã phân tích ở trên, pháp luật về doanh nghiệp không có quy định rõ ràng về việc cổ đông phổ thông được quyền xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc của bất kỳ cổ đông nào trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết hay quy định này chỉ áp dụng đối với thông tin của chính cổ đông đó.
Theo đó, Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân được cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu (điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 13/2023/NĐ-CP).
Như vậy, có thể thấy việc cho phép cổ đông phổ thông trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết vẫn đang tồn tại một những bất cập liên quan đến vấn đề về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bởi:
Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình huống lúng túng không biết có cần phải có sự đồng ý của các cổ đông trong danh sách cổ đông thì mới cho phép cổ đông phổ thông xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết hay không.
Chủ thể dữ liệu có được yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình không?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu:
Nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu
1. Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình.
2. Tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khác.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân khi đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân.
4. Tham gia tuyên truyền, phổ biến kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.
5. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Như vậy, chủ thể dữ liệu được phép yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?