Việc cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật được thực hiện theo quy trình thế nào? Hồ sơ cho ý kiến gồm những tài liệu gì?
Việc cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật được thực hiện theo quy trình thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BTP quy định về quy trình cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật như sau:
Quy trình cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật
1. Trong quá trình lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản (đối với viện trợ phi dự án về pháp luật sử dụng nguồn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ), cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định (đối với viện trợ phi dự án về pháp luật sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài) có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp hồ sơ viện trợ phi dự án về pháp luật để cho ý kiến.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản cho cơ quan chủ quản hoặc cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định.
Theo quy định trên, trong quá trình lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản hoặc cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp hồ sơ viện trợ phi dự án về pháp luật để cho ý kiến.
Và trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản cho cơ quan chủ quản hoặc cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định.
Viện trợ phi dự án về pháp luật (Hình từ Internet)
Hồ sơ cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật gồm những tài liệu gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 07/2015/TT-BTP quy định về hồ sơ cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật như sau:
Hồ sơ cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật
1. Hồ sơ cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền.
b) Dự thảo văn kiện viện trợ phi dự án về pháp luật đối với viện trợ phi dự án có quy mô tương đương từ 20.000 đô la Mỹ trở lên.
c) Ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, nhà tài trợ (nếu có) trong quá trình xây dựng hồ sơ viện trợ phi dự án về pháp luật.
2. Hồ sơ cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài bao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 9 của Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
3. Cơ quan chủ quản hoặc cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp một (01) bộ hồ sơ cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật bằng bản giấy và bản điện tử. Bản điện tử được gửi tới Bộ Tư pháp theo địa chỉ qlhtqtpl@moj.gov.vn.
Theo đó, tùy thuộc vào viện trợ phi dự án về pháp luật là sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ hay viện trợ sử sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài mà hồ sơ cho ý kiến viện trợ phi dự án về pháp luật có sự khác nhau và được quy định tương ứng với khoản 1, khoản 2 Điều 7 nêu trên.
Viện trợ phi dự án về pháp luật bị đình chỉ trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 113/2014/NĐ-CP về các trường hợp đình chỉ toàn bộ hoặc một phần chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật như sau:
Xử lý vi phạm
...
3. Chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phát sinh các hoạt động gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
b) Không tiến hành hoạt động trong khuôn khổ chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật trong vòng 24 tháng liên tục, kể từ ngày chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
...
Như vậy, viện trợ phi dự án về pháp luật bị đình chỉ trong trường hợp việc thực hiện viện trợ phát sinh các hoạt động gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Hoặc trong trường hợp viện trợ phi dự án về pháp luật không hành hoạt động trong trong vòng 24 tháng liên tục, kể từ ngày viện trợ phi dự án về pháp luật được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?