Việc cơ sở giết mổ trâu bò đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ có thể bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau trâu bò có phải là vật nuôi không? Việc cơ sở giết mổ trâu bò đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ có thể bị phạt tối đa bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh Q.Q.A đến từ TP.HCM.

Trâu bò có phải là vật nuôi không?

Đối chiếu với quy định tại khoản 5, 6 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì:

5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Theo đó, trâu bò là vật nuôi và được xếp vào loại gia súc theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, trâu bò là loại vật nuôi được nhiều người chăn nuôi lựa chọn để phát triển các mô hình nông nghiệp.

Đây là mô hình kinh tế có tính bền vững và hiệu quả, giúp xóa đói giảm nghèo và tạo được thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Lưu ý: theo quy định tại Điều 3 Luật Chăn nuôi 2018 thì có 05 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chăn nuôi như sau:

- Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.

- Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.

- Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trâu bò có phải là vật nuôi không?

Trâu bò có phải là vật nuôi không? (Hình từ Internet)

Cơ sở giết mổ trâu bò đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ có được xem là hoạt động đối xử không nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ không?

Căn cứ tại Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Đối chiếu với quy định trên có thể thấy rằng, cơ sở giết mổ trâu bò khi giết mổ trâu bò phải có trách nhiệm trong việc hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Việc đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ có thể được xem là hành vi đang gây đau đớn, sợ hãi cho vật nuôi thậm chí có thể được xem là đang có hành vi hành hạ trâu bò.

Theo đó, từ các phân tích trên có thể xem việc cơ sở giết mổ trâu bò đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ là hoạt động đối xử không nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ theo quy định.

Việc cơ sở giết mổ trâu bò đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ có thể bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn:

Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
...
4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.

Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ là:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.

Đồng thời, cơ sở giết mổ có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng.

Buộc xử lý nhiệt đối với trâu bò thuộc hành vi vi phạm trên; trong trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, đối với hành vi đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ

- Nếu cơ sở giết mổ là cá nhân thì mức phạt tiền tối đa là 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên

- Nếu cơ sở giết mổ là tổ chức thì mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên

Cơ sở giết mổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xây dựng cơ sở giết mổ heo công suất bao nhiêu con/ngày thì phải lập ĐTM?
Pháp luật
Việc cơ sở giết mổ trâu bò đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ có thể bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chất thải rắn nguy hại tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung phải được thu gom và xử lý sau bao lâu?
Pháp luật
Cơ sở giết mổ tập trung phải cách đường quốc lộ bao nhiêu mét? Kiểm tra động vật sau giết mổ các loại gia súc nuôi có phải đóng dấu hay không?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh và yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ra sao? Động vật có cần kiểm tra trước khi đưa vào giết mổ hay không?
Pháp luật
Cơ sở giết mổ có bắt buộc phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ không? Nếu có thì khi cơ sở giết mổ không thực hiện sẽ bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giết mổ
666 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giết mổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giết mổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào