Việc công khai thông tin theo yêu cầu của công dân của Bộ Nội vụ được thực hiện thông qua những hình thức nào?
- Việc công khai thông tin theo yêu cầu của công dân của Bộ Nội vụ được thực hiện thông qua những hình thức nào?
- Thời điểm công khai thông tin theo yêu cầu của công dân là bao lâu kể từ ngày tạo ra thông tin?
- Trường hợp phát hiện thông tin đã được công khai không chính xác thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm gì?
Việc công khai thông tin theo yêu cầu của công dân của Bộ Nội vụ được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 232/QĐ-BNV năm 2020 quy định về danh mục thông tin công khai và thông tin tiếp cận có điều kiện như sau:
Danh mục thông tin công khai và thông tin tiếp cận có điều kiện
1. Thông tin công khai thuộc lĩnh vực của Bộ Nội vụ theo phụ lục I kèm theo Quy chế.
2. Hình thức và thời điểm công khai các thông tin thuộc lĩnh vực của Bộ Nội vụ thực hiện theo quy định tại Điều 18, Luật Tiến cận thông tin.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về hình thức, thời điểm công khai thông tin như sau:
Hình thức, thời điểm công khai thông tin
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
b) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
đ) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
2. Trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai đối với thông tin cụ thể thì áp dụng quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thông tin thì căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm để công dân tiếp cận được thông tin.
...
Như vậy, theo quy định thì việc công khai thông tin theo yêu cầu của công dân của Bộ Nội vụ được thực hiện thông qua những hình thức sau đây:
(1) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
(2) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
(3) Đăng Công báo;
(4) Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
(5) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
(6) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
Việc công khai thông tin theo yêu cầu của công dân của Bộ Nội vụ được thực hiện thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm công khai thông tin theo yêu cầu của công dân là bao lâu kể từ ngày tạo ra thông tin?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 232/QĐ-BNV năm 2020 quy định về danh mục thông tin công khai và thông tin tiếp cận có điều kiện như sau:
Danh mục thông tin công khai và thông tin tiếp cận có điều kiện
1. Thông tin công khai thuộc lĩnh vực của Bộ Nội vụ theo phụ lục I kèm theo Quy chế.
2. Hình thức và thời điểm công khai các thông tin thuộc lĩnh vực của Bộ Nội vụ thực hiện theo quy định tại Điều 18, Luật Tiến cận thông tin.
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về hình thức, thời điểm công khai thông tin như sau:
Hình thức, thời điểm công khai thông tin
..
3. Đối với đối tượng là người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước xác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân.
4. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày tạo ra thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải công khai thông tin.
Như vậy, theo quy định thì thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày tạo ra thông tin, Bộ Nội vụ phải công khai thông tin.
Trường hợp phát hiện thông tin đã được công khai không chính xác thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 232/QĐ-BNV năm 2020 quy định về việc xử lý thông tin công khai không chính xác như sau:
Xử lý thông tin công khai không chính xác
1. Trường hợp phát hiện thông tin do Bộ Nội vụ tạo ra được công khai không chính xác hoặc thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do Bộ Nội vụ công khai không chính xác, thì Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị tạo ra thông tin, đơn vị thu thập thông tin tiến hành kiểm tra và kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
2. Trường hợp phát hiện thông tin do Bộ Nội vụ tạo ra do cơ quan khác công khai không chính xác, thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin đính chính kịp thời, công khai thông tin đã được đính chính.
3. Trường hợp tiếp nhận phản ánh, kiến nghị từ cơ quan, tổ chức, công dân về thông tin công khai không chính xác, Văn phòng Bộ phối hợp với đơn vị tạo ra thông tin kiểm tra và kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Như vậy, trường hợp phát hiện thông tin do Bộ Nội vụ tạo ra được công khai không chính xác hoặc thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do Bộ Nội vụ công khai không chính xác, thì Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị tạo ra thông tin, đơn vị thu thập thông tin tiến hành kiểm tra và kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?