Việc cử Trưởng Đoàn Hội thẩm quân nhân được thực hiện thế nào? Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Việc cử Trưởng Đoàn Hội thẩm quân nhân được thực hiện thế nào?
Đoàn Hội thẩm quân nhân (Hình từ Internet)
Theo Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Việc cử Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân
1. Hội thẩm quân nhân có uy tín, kinh nghiệm làm công tác xét xử thì có thể được cử làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân.
2. Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương nơi có Tòa án quân sự cử Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân trong số các Hội thẩm quân nhân theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự cùng cấp.
...
Căn cứ trên quy định Hội thẩm quân nhân có uy tín, kinh nghiệm làm công tác xét xử thì có thể được cử làm Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân.
Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương nơi có Tòa án quân sự cử Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân trong số các Hội thẩm quân nhân theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự cùng cấp.
Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Theo Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân
1. Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm và quyền sau đây:
a) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Đoàn Hội thẩm quân nhân;
b) Giữ mối liên hệ và đại diện cho Đoàn Hội thẩm quân nhân trong quan hệ với Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương, thủ trưởng đơn vị nơi công tác của Hội thẩm, Tòa án quân sự cùng cấp, và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Trao đổi ý kiến với Chánh án Tòa án quân sự cùng cấp về việc phân công Hội thẩm quân nhân tham gia hoạt động xét xử, bảo đảm phù hợp với yêu cầu xét xử vụ án theo yêu cầu của Chánh án Tòa án quân sự;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của Đoàn Hội thẩm quân nhân;
đ) Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Hội thẩm quân nhân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội thẩm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân giúp Trưởng đoàn thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì ủy nhiệm cho một Phó Trưởng đoàn thực hiện công việc của Trưởng đoàn.
Căn cứ trên quy định Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm và quyền sau đây:
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Đoàn Hội thẩm quân nhân;
- Giữ mối liên hệ và đại diện cho Đoàn Hội thẩm quân nhân trong quan hệ với Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương, thủ trưởng đơn vị nơi công tác của Hội thẩm, Tòa án quân sự cùng cấp, và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Trao đổi ý kiến với Chánh án Tòa án quân sự cùng cấp về việc phân công Hội thẩm quân nhân tham gia hoạt động xét xử, bảo đảm phù hợp với yêu cầu xét xử vụ án theo yêu cầu của Chánh án Tòa án quân sự;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của Đoàn Hội thẩm quân nhân;
- Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Hội thẩm quân nhân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội thẩm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Việc cử Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân
...
3. Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm khi được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân.
Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác; có thể bị bãi nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
Chánh án Tòa án quân sự đề nghị Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương nơi có Tòa án quân sự ra quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân.
Theo đó, Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên được miễn nhiệm khi được miễn nhiệm Hội thẩm quân nhân.
Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác.
Chánh án Tòa án quân sự đề nghị Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương nơi có Tòa án quân sự ra quyết định miễn nhiệm Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?