Việc cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Tài chính thực hiện theo nguyên tắc nào? Đơn vị nào xây dựng phần mềm quản lý thông tin cung cấp cho công dân của Bộ?
Việc cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Tài chính thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2239/QĐ-BTC năm 2018, có quy định về nguyên tắc cung cấp thông tin như sau:
Nguyên tắc cung cấp thông tin
1. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, đầy đủ, chính xác, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong quá trình cung cấp thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì việc cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Tài chính thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, đầy đủ, chính xác, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong quá trình cung cấp thông tin
Việc cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Tài chính thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào xây dựng phần mềm quản lý thông tin cung cấp cho công dân của Bộ Tài chính?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2239/QĐ-BTC năm 2018, có quy định về trách nhiệm của Cục Tin học và thống kê tài chính như sau:
Trách nhiệm của Cục Tin học và thống kê tài chính
1. Xây dựng và tổ chức vận hành Chuyên mục về tiếp cận thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính gồm Danh mục thông tin phải được công khai, Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện; thông tin về đầu mối cung cấp thông tin, nơi tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử; thời gian, lịch tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân tại trụ sở cơ quan, các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin theo nội dung Văn phòng Bộ cung cấp; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có).
2. Xây dựng phần mềm quản lý thông tin cung cấp cho công dân của Bộ Tài chính.
3. Bảo đảm điều kiện kỹ thuật để công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và cung cấp thông tin theo yêu cầu qua mạng điện tử.
4. Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ về ứng dụng công nghệ thông tin; số hóa, chữ ký số; kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin trong hoạt động cung cấp thông tin của Bộ Tài chính.
5. Làm đầu mối tổ chức triển khai việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử của Bộ Tài chính và thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Tin học và thống kê tài chính là đơn vị xây dựng phần mềm quản lý thông tin cung cấp cho công dân của Bộ Tài chính.
Thông tin công khai không chính xác cho công dân của Bộ Tài chính được xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2239/QĐ-BTC năm 2018, có quy định về
Xử lý thông tin công khai không chính xác
1. Trường hợp thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do Văn phòng Bộ công khai không chính xác thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
2. Trường hợp phát hiện thông tin do Bộ Tài chính tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
3. Trường hợp tiếp nhận phản ánh, kiến nghị từ cơ quan, tổ chức, công dân về thông tin công khai không chính xác, chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, đơn vị làm đầu mối cung cấp thông tin phối hợp với đơn vị tạo ra thông tin kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải đính chính và công khai thông tin đã được đính chính chậm nhất 03 ngày kể từ ngày xác định được tính chính xác của thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì Thông tin công khai không chính xác cho công dân của Bộ Tài chính được xử lý như sau:
- Trường hợp thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do Văn phòng Bộ công khai không chính xác thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
- Trường hợp phát hiện thông tin do Bộ Tài chính tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
- Trường hợp tiếp nhận phản ánh, kiến nghị từ cơ quan, tổ chức, công dân về thông tin công khai không chính xác, chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, đơn vị làm đầu mối cung cấp thông tin phối hợp với đơn vị tạo ra thông tin kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải đính chính và công khai thông tin đã được đính chính chậm nhất 03 ngày kể từ ngày xác định được tính chính xác của thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?