Việc cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được thực hiện bằng hình thức nào?
- Việc cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được thực hiện bằng hình thức nào?
- Thời gian đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì khi cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ?
Việc cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được thực hiện bằng hình thức nào?
Hình thức cung cấp thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế về việc quản lý, đưa thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2818/QĐ-TTCP năm 2012 như sau:
Cung cấp thông tin
1. Cách thức cung cấp thông tin: Thông tin gửi để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử được thực hiện bằng hình thức thư điện tử hoặc các phương tiện phù hợp khác (USB, đĩa CD, DVD, fax, văn bản giấy...) về địa chỉ Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ: Trung tâm Thông tin - Thanh tra Chính phủ, Lô D29, khu đô thị mới, Trần Thái Tông, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội; Điện thoại: 080 44430; Số fax: 080 44430; Email: ttcp@thanhtra.gov.vn.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phải có đầy đủ thông tin về đơn vị, tổ chức, họ tên người gửi, chức danh (nếu có), địa chỉ thư điện tử, số điện thoại hoặc địa chỉ liên lạc.
...
Như vậy, theo quy định, việc cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được thực hiện bằng hình thức thư điện tử hoặc các phương tiện phù hợp khác (USB, đĩa CD, DVD, fax, văn bản giấy...) về địa chỉ Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ:
Trung tâm Thông tin - Thanh tra Chính phủ, Lô D29, khu đô thị mới, Trần Thái Tông, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;
Điện thoại: 080 44430; Số fax: 080 44430; Email: ttcp@thanhtra.gov.vn.
Việc cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được thực hiện bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thời gian đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?
Thời gian đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử được quy định tại khoản 5 Điều 10 Quy chế về việc quản lý, đưa thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2818/QĐ-TTCP năm 2012 như sau:
Cung cấp thông tin
...
5. Thời gian đăng tải trên Cổng thông tin: Đối với tin tức, sự kiện: không quá 12 giờ hành chính đối với tin trong nước; không quá 24 giờ đối với tin nước ngoài kể từ khi diễn ra hoạt động, sự kiện; đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý nhà nước do Thanh tra Chính phủ ban hành: không quá 05 ngày làm việc kể từ khi ban hành; đối với thông tin về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công: không quá 05 ngày làm việc kể từ khi chiến lược, quy hoạch hoặc dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu được phê duyệt; đối với thông tin về công trình nghiên cứu, đề tài khoa học: không quá 20 ngày làm việc kể từ khi công trình, đề tài được phê duyệt và sau khi công trình, đề tài được nghiệm thu; đối với thông tin, báo cáo thống kê: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi thông tin thống kê được Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ quyết định công bố; đối với Báo cáo tổng hợp theo tháng, quý, 6 tháng và báo cáo tổng kết công tác năm: trong tuần đầu tiên của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng; trong thời hạn 15 ngày đầu tiên của quý, tháng tiếp theo đối với báo cáo quý, báo cáo 6 tháng; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức hội nghị tổng kết đối với báo cáo tổng kết công tác năm; đối với báo cáo tổng kết chương trình, dự án, đề án: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình, dự án, đề án.
Như vậy, thời gian đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với tin tức, sự kiện: không quá 12 giờ hành chính đối với tin trong nước; không quá 24 giờ đối với tin nước ngoài kể từ khi diễn ra hoạt động, sự kiện;
(2) Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý nhà nước do Thanh tra Chính phủ ban hành: không quá 05 ngày làm việc kể từ khi ban hành;
(3) Đối với thông tin về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công: không quá 05 ngày làm việc kể từ khi chiến lược, quy hoạch hoặc dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu được phê duyệt;
(4) Đối với thông tin về công trình nghiên cứu, đề tài khoa học: không quá 20 ngày làm việc kể từ khi công trình, đề tài được phê duyệt và sau khi công trình, đề tài được nghiệm thu;
(5) Đối với thông tin, báo cáo thống kê: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi thông tin thống kê được Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ quyết định công bố;
(6) Đối với Báo cáo tổng hợp theo tháng, quý, 6 tháng và báo cáo tổng kết công tác năm:
- Trong tuần đầu tiên của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng;
- Trong thời hạn 15 ngày đầu tiên của quý, tháng tiếp theo đối với báo cáo quý, báo cáo 6 tháng;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức hội nghị tổng kết đối với báo cáo tổng kết công tác năm;
(7) Đối với báo cáo tổng kết chương trình, dự án, đề án: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình, dự án, đề án.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì khi cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ?
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế về việc quản lý, đưa thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2818/QĐ-TTCP năm 2012 như sau:
Nguyên tắc thông tin
1. Yêu cầu đối với thông tin: Bảo đảm đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ; trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời, phục vụ tích cực trong công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của ngành thanh tra và nhu cầu khai thác thông tin của mọi người dân; phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của Cổng thông tin theo quy định của Nghị định 43/2011/NĐ-CP và của Quy chế này; tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, báo chí, sở hữu trí tuệ và quản lý thông tin trên Internet; việc đăng tải, trích dẫn, sử dụng lại thông tin trên Cổng thông tin phải ghi rõ thông tin về tác giả, nguồn thông tin.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin do mình cung cấp; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định hiện hành về quyền tác giả; đối với thông tin được trích dẫn, sưu tầm từ các nguồn khác thì phải ghi rõ tên tác giả, nguồn, ngày cung cấp mà thông tin trích dẫn đã được đăng tải.
Như vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:
(1) Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin do mình cung cấp;
(2) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định hiện hành về quyền tác giả;
(3) Đối với thông tin được trích dẫn, sưu tầm từ các nguồn khác thì phải ghi rõ tên tác giả, nguồn, ngày cung cấp mà thông tin trích dẫn đã được đăng tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?