Việc đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có thể tiến hành thông qua những hình thức nào?
- Việc đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có thể tiến hành thông qua những hình thức nào?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Nhà thầu đề xuất giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cao hơn giá đàm phán mong muốn, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý như thế nào?
Việc đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có thể tiến hành thông qua những hình thức nào?
Hình thức đàm phán giá thuốc thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 05/2024/TT-BYT như sau:
Thực hiện đàm phán giá
1. Việc đàm phán giá được thực hiện theo một trong các hình thức: trực tiếp hoặc thông qua văn bản hoặc phối hợp hình thức trực tiếp và thông qua văn bản. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổ liên ngành quyết định lựa chọn hình thức đàm phán trực tiếp hoặc thông qua văn bản hoặc phối hợp hình thức trực tiếp và thông qua văn bản.
Đối với trường hợp áp dụng đàm phán giá trực tiếp, Đơn vị đàm phán giá là đầu mối tổ chức các cuộc họp đàm phán giá giữa Tổ liên ngành và nhà thầu; có trách nhiệm gửi thư mời đàm phán giá kèm theo mức giá mong muốn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Đối với trường hợp đàm phán giá thông qua văn bản, Đơn vị đàm phán giá là đầu mối dự thảo và gửi văn bản thông báo đến nhà thầu về ý kiến của Tổ liên ngành trong quá trình đàm phán giá và tiếp nhận văn bản đàm phán giá của nhà thầu.
...
Viện dẫn tới quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT như sau:
Phương án đàm phán giá
...
3. Phương án đàm phán giá bao gồm các nội dung sau đây:
...
c) Giá đàm phán mong muốn là giá được sử dụng để đàm phán và không phải giá bắt buộc phải đạt được khi tiến hành đàm phán giá, gồm một trong hai trường hợp sau đây:
- Mức giá mong muốn đạt được trong đàm phán giá;
- Khoảng giá bao gồm nhiều mức giá mong muốn đạt được trong đàm phán giá;
...
Theo đó, việc đàm phán giá được thực hiện theo một trong các hình thức: trực tiếp hoặc thông qua văn bản hoặc phối hợp hình thức trực tiếp và thông qua văn bản.
Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổ liên ngành quyết định lựa chọn hình thức đàm phán trực tiếp hoặc thông qua văn bản hoặc phối hợp hình thức trực tiếp và thông qua văn bản.
+ Đối với trường hợp áp dụng đàm phán giá trực tiếp, Đơn vị đàm phán giá là đầu mối tổ chức các cuộc họp đàm phán giá giữa Tổ liên ngành và nhà thầu; có trách nhiệm gửi thư mời đàm phán giá kèm theo mức giá mong muốn.
+ Đối với trường hợp đàm phán giá thông qua văn bản, Đơn vị đàm phán giá là đầu mối dự thảo và gửi văn bản thông báo đến nhà thầu về ý kiến của Tổ liên ngành trong quá trình đàm phán giá và tiếp nhận văn bản đàm phán giá của nhà thầu.
Việc đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có thể tiến hành thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
Thẩm quyền phê duyệt phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 05/2024/TT-BYT như sau:
Đánh giá hồ sơ đề xuất và chuẩn bị phương án đàm phán giá
...
2. Căn cứ hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia, Đơn vị đàm phán giá xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này trình Thủ trưởng Đơn vị đàm phán giá phê duyệt.
Theo đó, Thủ trưởng Đơn vị đàm phán giá có quyền phê duyệt phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm.
Lưu ý:
Việc phê duyệt phải căn cứ vào hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia.
Nhà thầu đề xuất giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cao hơn giá đàm phán mong muốn, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý như thế nào?
Việc giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cao hơn giá đàm phán mong muốn được quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 05/2024/TT-BYT, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý như sau:
- Trường hợp nhà thầu đề xuất giá cao hơn giá đàm phán mong muốn, Tổ liên ngành đề nghị Đơn vị đàm phán giá thực hiện việc xin ý kiến về khả năng thay thế của thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá bảo đảm nguyên tắc tổng số lượng nhu cầu của các đơn vị được xin ý kiến phải chiếm tối thiểu 50% tổng số lượng nhu cầu đề xuất:
- Trường hợp có từ 70% trở lên các cơ sở y tế được tham khảo có ý kiến thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cần thiết cho nhu cầu điều trị và không thể thay thế thì Tổ liên ngành thống nhất mức giá đề xuất của nhà thầu và kết thúc đàm phán giá;
- Trường hợp có dưới 70% các cơ sở y tế được tham khảo có ý kiến thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cần thiết cho nhu cầu điều trị và không thể thay thế thì Tổ liên ngành kết thúc đàm phán giá.
- Tổ liên ngành thống nhất kết quả đàm phán giá, quyết định kết thúc đàm phán giá trên cơ sở có ý kiến đồng thuận của ít nhất 2/3 thành viên Tổ liên ngành. Căn cứ kết quả đàm phán giá do Tổ liên ngành thực hiện (bằng biên bản hoặc kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến), Đơn vị đàm phán giá thông báo kết quả đàm phán giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?