Việc đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo không?
- Đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát nhằm mục đích gì và việc đánh giá cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Việc đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo không?
- Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát gồm những ai?
- Việc đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát do cơ quan nào thực hiện?
Đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát nhằm mục đích gì và việc đánh giá cần đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
1. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.
2. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.
...
Theo đó, việc đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức sau khi được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát.
Đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.
Đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát (Hình từ Internet)
Việc đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
...
3. Nội dung đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng gồm:
a) Đánh giá chất lượng chương trình khung, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng;
b) Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng;
c) Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng;
d) Đánh giá năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Đánh giá chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
e) Đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
...
Theo đó, nội dung đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát gồm:
- Đánh giá chất lượng chương trình khung, tài liệu đào tạo;
- Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát;
- Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát;
- Đánh giá năng lực tổ chức đào tạo của cơ sở đào tạo nghiệp vụ kiểm sát;
- Đánh giá chất lượng khóa đào tạo công chức, viên chức;
- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo công chức, viên chức.
Như vậy, việc đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo.
Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:
a) Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao;
b) Giảng viên kiêm nhiệm theo quyết định của lãnh đạo VKSND tối cao;
c) Người được mời thỉnh giảng.
...
Theo đó, giảng viên tham gia công tác đào tạo công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:
- Giảng viên của các cơ sở đào tạo thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Giảng viên kiêm nhiệm theo quyết định của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Người được mời thỉnh giảng.
Việc đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
...
4. Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng do VKSND tối cao (Vụ Tổ chức cán bộ); đơn vị sử dụng công chức, viên chức; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của VKSND tối cao thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập và thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, việc đánh giá chất lượng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát do Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ Tổ chức cán bộ); đơn vị sử dụng công chức, viên chức; các cơ sở đào tạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?