Việc đánh giá nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật gồm những bước nào? Quản lý nguy cơ dịch hại được quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Việc đánh giá nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật gồm những bước nào? Quản lý nguy cơ dịch hại được quy định thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.P ở Đồng Nai.

Quá trình phân tích nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật là gì?

Quy định về quá trình phân tích nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6908:2010 như sau:

Yêu cầu chung
Quá trình PTNCDH là một công cụ kỹ thuật dùng để xác định các biện pháp Kiểm dịch thực vật (KDTV) thích hợp. Quá trình PTNCDH có thể được sử dụng cho các sinh vật trước đây chưa được công nhận là dịch hại (ví dụ thực vật, tác nhân phòng trừ sinh học hoặc các sinh vật có ích khác, các sinh vật biến đổi gen còn sống), các dịch hại đã được công nhận, đường lan truyền và rà soát lại chính sách KDTV. Quá trình này gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Khởi đầu, Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại và Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại.
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn chi tiết về giai đoạn 1 của quá trình PTNCDH, tóm tắt giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của quá trình PTNCDH và xem xét chung toàn bộ quá trình PTNCDH. Đối với giai đoạn 2 và giai đoạn 3, tham khảo thêm ISPM No. 3, TCVN 7668:2007 và ISPM No. 21 liên quan đến quá trình PTNCDH.
Trong giai đoạn 1 khởi đầu của quá trình PTNCDH, việc xác định sinh vật hoặc đường lan truyền có thể được xem xét trong đánh giá nguy cơ dịch hại hoặc là một phần của việc rà soát lại các biện pháp KDTV hiện hành, liên quan đến việc xác định vùng PTNCDH. Bước thứ nhất là xác định hoặc khẳng định có hay không có sinh vật được coi là dịch hại. Nếu xác định không có dịch hại, thì không cần phân tích tiếp. Các dịch hại đã được xác định trong giai đoạn 1 thì việc phân tích tiếp tục đối với giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn khác. Thu thập thông tin, chứng minh bằng tài liệu, thông tin về nguy cơ cũng như sự không chắc chắn và tính thống nhất là những vấn đề chung liên quan đến tất cả các giai đoạn PTNCDH.

Theo quy định trên, quá trình phân tích nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật là một công cụ kỹ thuật dùng để xác định các biện pháp Kiểm dịch thực vật thích hợp.

Quá trình phân tích nguy cơ dịch hại có thể được sử dụng cho các sinh vật trước đây chưa được công nhận là dịch hại, các dịch hại đã được công nhận, đường lan truyền và rà soát lại chính sách kiểm dịch thực vật.

Quá trình này gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Khởi đầu, Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại và Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại.

Kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)

Việc đánh giá nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật gồm những bước nào?

Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6908:2010, việc đánh giá nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật gồm những bước sau:

- Phân cấp dịch hại: xác định xem dịch hại có phải là dịch hại KDTV hoặc RNQP tương ứng hay không.

- Đánh giá sự du nhập và lan rộng của dịch hại:

+ Sinh vật được cho là dịch hại KDTV: xác định vùng có nguy cơ và đánh giá khả năng du nhập và lan rộng;

+ Thực vật được cho là RNQP: đánh giá xem thực vật dùng để gieo trồng đang hoặc sẽ là nguồn nhiễm dịch hại chính so với nguồn khác của vùng nhiễm dịch hại;

- Đánh giá tác động kinh tế:

+ Sinh vật được cho là dịch hại KDTV: đánh giá tác động kinh tế bao gồm cả tác động môi trường;

+ Thực vật được cho là RNQP: đánh giá khả năng tác động kinh tế liên quan đến việc sử dụng thực vật dùng để gieo trồng trong vùng PTNCDH (bao gồm phân tích ngưỡng nhiễm dịch và mức dung sai).

- Kết luận, tổng kết nguy cơ dịch hại tổng thể là trên cơ sở các kết quả đánh giá về sự du nhập, lan rộng và khả năng tác động kinh tế đối với dịch hại KDTV, hoặc tác động kinh tế không thể chấp nhận được đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV.

Sử dụng các kết quả từ đánh giá nguy cơ dịch hại để quyết định nếu yêu cầu giai đoạn quản lý nguy cơ dịch hại.

Quản lý nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật được quy định thế nào?

Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6908:2010 việc quản lý nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật bao gồm việc xác định các biện pháp kiểm dịch thực vật (đơn lẻ hoặc kết hợp) làm giảm nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được.

Biện pháp kiểm dịch thực vật chưa có tính hợp pháp nếu nguy cơ dịch hại được coi là có thể chấp nhận hoặc nếu chúng không khả thi (ví dụ trường hợp lan rộng tự nhiên).

Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy thì các nước thành viên có thể quyết định duy trì mức theo dõi ở mức thấp hoặc kiểm soát về nguy cơ dịch hại để đảm bảo rằng những thay đổi về nguy cơ trong tương lai được xác định.

Kết luận trong giai đoạn quản lý nguy cơ dịch hại là sẽ áp dụng hoặc không áp dụng đầy đủ biện pháp kiểm dịch thực vật thích hợp để làm giảm nguy cơ dịch hại đến mức có thể chấp nhận được là sẵn có, hiệu quả kinh tế và khả thi.

Ngoài các tiêu chuẩn về Phân tích nguy cơ dịch hại, các tiêu chuẩn khác cung cấp kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể để lựa chọn quản lý nguy cơ dịch hại.

Kiểm dịch thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam?
Pháp luật
Đối với rau củ quả nhập khẩu thì trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo trình tự, thủ tục như thế nào? Hồ sơ kiểm dịch ra sao?
Pháp luật
Hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tập trung vào những lĩnh vực cụ thể nào?
Pháp luật
Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thì cá nhân bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người đưa đối tượng kiểm dịch thực vật ra các vùng trong lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Lệ phí thực hiện thủ tục cấp lại Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật do bị mất là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu bằng cách nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch thực vật
340 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm dịch thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào