Việc đánh giá, phân loại công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được thực hiện vào thời điểm nào?
- Việc đánh giá, phân loại công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Việc đánh giá, phân loại công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được thực hiện vào thời điểm nào?
- Căn cứ để đánh giá công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước là gì?
Việc đánh giá, phân loại công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về nguyên tắc đánh giá, phân loại công chức như sau:
Nguyên tắc đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người quản lý, người đại diện
1. Bảo đảm đúng thẩm quyền theo phân cấp, cấp có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của người được đánh giá.
3. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác, công khai, minh bạch và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
4. Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý, người đại diện phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu xem xét, quyết định.
5. Trường hợp công chức, viên chức, người quản lý, người đại diện không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
Như vậy, theo quy định thì việc đánh giá, phân loại công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo 05 nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm đúng thẩm quyền theo phân cấp, cấp có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
(2) Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của người được đánh giá.
(3) Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác, công khai, minh bạch và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
(4) Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý, người đại diện phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu xem xét, quyết định.
(5) Trường hợp công chức, viên chức, người quản lý, người đại diện không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
Việc đánh giá, phân loại công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá, phân loại công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được thực hiện vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức như sau:
Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác và được tiến hành trong tháng 12 hàng năm.
2. Đối với Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức được tiến hành khi kết thúc năm học.
Như vậy, theo quy định thì việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện theo từng năm công tác và được tiến hành trong tháng 12 hàng năm.
Đối với Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh thì thời điểm đánh giá, phân loại công chức được tiến hành khi kết thúc năm học.
Căn cứ để đánh giá công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về căn cứ đánh giá công chức, viên chức như sau:
Căn cứ đánh giá công chức, viên chức
1. Đối với công chức, căn cứ đánh giá bao gồm:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm theo quy định của pháp luật;
b) Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
c) Nhiệm vụ được phân công, nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
2. Đối với viên chức, căn cứ đánh giá bao gồm:
a) Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức, những việc viên chức không được làm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ để đánh giá công chức bao gồm:
(1) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm theo quy định của pháp luật;
(2) Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
(3) Nhiệm vụ được phân công, nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?