Việc đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí nào? Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng?
Việc đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí nào?
Căn cứ vào Điều 17 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về tiêu chí đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng như sau:
Tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
1. Việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:
a) Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;
b) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
c) Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
d) Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;
đ) Việc thu hồi tài sản tham nhũng.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Việc đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:
- Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;
- Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
- Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;
- Việc thu hồi tài sản tham nhũng.
Việc đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng?
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng như sau:
Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
2. Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá để Thanh tra Chính phủ rà soát, đánh giá và tổng hợp.
4. Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại . Điều 16 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.
- Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
- Căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng gồm có các tiêu chí nào?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Số lượng người có hành vi tham nhũng;
2. Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;
3. Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;
4. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;
5. Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;
6. Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
Như vậy, tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
- Số lượng người có hành vi tham nhũng;
- Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;
- Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;
- Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;
- Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;
- Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?