Việc đánh giá xếp loại đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo thời hạn nào?
- Việc đánh giá xếp loại đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo thời hạn nào?
- Tiêu chí đánh giá xếp loại về kết quả làm việc đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những nội dung gì?
- Trường hợp công chức nghỉ do bị tai nạn lao động thì có được đánh giá xếp loại không?
Việc đánh giá xếp loại đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo thời hạn nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về thời hạn định kỳ đánh giá xếp loại như sau:
Thời hạn định kỳ đánh giá, xếp loại
1. Đối với các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, các Ban Quản lý dự án (sau đây gọi là đơn vị trực thuộc) và BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh): Thực hiện hàng năm.
2. Đối với phòng, văn phòng trực thuộc BHXH tỉnh (sau đây gọi chung là phòng nghiệp vụ) và BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là BHXH huyện): Thực hiện hàng quý.
3. Đối với công chức, viên chức: Thực hiện hàng quý.
Riêng Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và Giám đốc BHXH tỉnh tạm xếp loại hàng quý. Cuối năm khi có kết quả đánh giá, xếp loại đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (Tổng Giám đốc) sẽ đánh giá, xếp loại chính thức đối với Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và Giám đốc BHXH tỉnh.
Như vậy, theo quy định thì việc đánh giá xếp loại đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện hàng quý.
Riêng Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tạm xếp loại hàng quý.
Cuối năm khi có kết quả đánh giá, xếp loại đơn vị trực thuộc và Bảo hiểm xã hội tỉnh thì Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ đánh giá, xếp loại chính thức đối với Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Việc đánh giá xếp loại đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo thời hạn nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá xếp loại về kết quả làm việc đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về tiêu chí và tỷ lệ đánh giá xếp loại như sau:
Tiêu chí và tỷ lệ đánh giá, xếp loại
1. Tiêu chí đánh giá, xếp loại:
1.1. Ý thức chính trị, ý thức kỷ luật, tác phong làm việc:
- Việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động đoàn thể và phong trào thi đua khác.
- Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, nội quy, quy chế, quy định, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp,... của Ngành và của cơ quan, đơn vị.
1.2. Kết quả làm việc:
- Kết quả, tiến độ thực hiện công việc được giao theo bảng phân công nhiệm vụ đối với từng chức danh, vị trí việc làm trong đơn vị và các nhiệm vụ được giao bổ sung (nếu có).
- Sự năng động, chủ động, sáng tạo trong công tác.
- Mức độ hiệu quả trong phối hợp với đồng nghiệp, cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý công việc.
- Ngày công, giờ công làm việc trong tháng, quý.
2. Một số quy định cụ thể:
2.1. Một số trường hợp xếp loại D (không được hưởng tiền thưởng và thu nhập bổ sung):
- Vi phạm quy trình chuyên môn nghiệp vụ, để xảy ra sai sót trong xử lý nghiệp vụ, trong tham mưu, chỉ đạo, quản lý điều hành và chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, vi phạm các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Ngành, cơ quan, đơn vị,...
- Hoàn thành nhiệm vụ dưới mức trung bình.
- Phối hợp với đồng nghiệp, cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý công việc kém hiệu quả.
- Tự ý nghỉ việc từ 1 ngày trở lên trong quý hoặc nghỉ có lý do được Thủ trưởng đơn vị đồng ý quá 20 ngày làm việc trong quý, kể cả nghỉ phép (trừ trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động).
...
Như vậy, theo quy định thì tiêu chí đánh giá xếp loại về kết quả làm việc đối với công chức bao gồm 04 nội dung sau đây:
(1) Kết quả, tiến độ thực hiện công việc được giao theo bảng phân công nhiệm vụ đối với từng chức danh, vị trí việc làm trong đơn vị và các nhiệm vụ được giao bổ sung (nếu có).
(2) Sự năng động, chủ động, sáng tạo trong công tác.
(3) Mức độ hiệu quả trong phối hợp với đồng nghiệp, cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý công việc.
(4) Ngày công, giờ công làm việc trong tháng, quý.
Trường hợp công chức nghỉ do bị tai nạn lao động thì có được đánh giá xếp loại không?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về các trường hợp không xếp loại như sau:
Các trường hợp không xếp loại
1. Viên chức trong thời gian ký hợp đồng thử việc.
2. Công chức, viên chức nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động quá 40 ngày làm việc trong quý.
3. Công chức, viên chức nghỉ việc riêng không hưởng lương quá 30 ngày làm việc trong quý.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức nghỉ do bị tai nạn lao động quá 40 ngày làm việc trong quý thì không đánh giá xếp loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?