Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập có được thực hiện tại Ủy ban nhân dân các cấp hay không? Thực hiện đánh giá, xếp loại dựa trên những tiêu chí nào?

Cho tôi hỏi Ủy ban nhân dân các cấp (Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện) có phải thực hiện công tác xếp loại đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập không? Việc đánh giá, xếp loại dựa trên những tiêu chí nào? Nếu muốn xếp loại giỏi thì Đơn vị học tập cần đạt từ bao nhiêu điểm trở lên? Câu hỏi của anh Phát từ Đà Nẵng.

Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập có được thực hiện tại Ủy ban nhân dân các cấp hay không?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về đối tượng áp dụng việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập, bao gồm: tiêu chí, quy trình, tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh); cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh cấp huyện (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện) và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân các cấp có thực hiện việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập. Đơn vị học tập chịu sự đánh giá, xêp loại là các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện.

Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập có được thực hiện tại Ủy ban nhân dân các cấp hay không?

Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập có được thực hiện tại Ủy ban nhân dân các cấp hay không? (Hình từ Internet)

Khi thực hiện đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập sẽ dựa trên những tiêu chí nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập như sau:

Tiêu chí đánh giá Đơn vị học tập
1. Các tiêu chí về các điều kiện để xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 30 điểm).
a) Đơn vị có chủ trương hoặc kế hoạch cho thành viên học tập thường xuyên (tối đa 10 điểm);
b) Đơn vị có các quy định cụ thể nhằm động viên thành viên học tập (tối đa 10 điểm);
c) Đơn vị quan tâm đầu tư các nguồn lực, bao gồm tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên (tối đa 10 điểm).
2. Các tiêu chí về kết quả học tập của thành viên (tối đa 30 điểm).
a) 100% thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm được lãnh đạo đơn vị phê duyệt (tối đa 10 điểm);
b) 100% thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi (tối đa 05 điểm);
c) 100% thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của nhà nước (tối đa 10 điểm);
d) 100% thành viên trong đơn vị đạt từ danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 05 điểm).
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của xây dựng Đơn vị học tập (tối đa 40 điểm).
a) 100% thành viên trong đơn vị đáp ứng đầy đủ các năng lực và phẩm chất của Công dân học tập (tối đa 25 điểm), gồm:
- Có ý thức tuân thủ pháp luật; thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với gia đình, xã hội;
- Có cam kết học tập suốt đời để phát triển bản thân;
- Có ý thức tổ chức việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng;
- Có lối sống lành mạnh, tôn trọng và hòa hợp với môi trường;
- Biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;
- Có tư duy phản biện, sáng tạo, tính chủ động và kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới;
- Hiểu rõ, trân trọng sự đa dạng văn hóa và có cách ứng xử văn hóa phù hợp.
b) Đơn vị đạt từ danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên (tối đa 10 điểm);
c) Góp phần tạo lập môi trường chia sẻ tri thức với các đơn vị khác (tối đa 05 điểm).

Như vậy, việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập được dựa trên 03 tiêu chỉ chính, gồm tiêu chí về các điều kiện để xây dựng Đơn vị học tập; tiêu chí về kết quả học tập của thành viên; tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của xây dựng Đơn vị học tập.

Trong 03 tiêu chí chính để thực hiện đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập lại gồm những yêu cầu nhỏ khác nhau làm cơ sở để thực hiện công tác đánh giá, xếp lại theo quy định pháp luật nêu trên

Đơn vị học tập muốn được xếp loại tốt thì cần đạt từ bao nhiêu điểm trở lên?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về việc phương thức đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập như sau:

Đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập
1. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập phải căn cứ vào kết quả đạt được của các tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập theo phương thức chấm điểm. Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100.
3. Xếp loại
a) Loại tốt: Tổng số điểm đạt được từ 85 điểm đến 100 điểm;
b) Loại khá: Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 85 điểm;
c) Loại trung bình: Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm;
d) Loại chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Từ quy định nêu trên thì Đơn vị học tập để được xếp loại tốt thì phải hoàn thành các tiêu chí đánh giá đạt từ 85 điểm đến 100 điểm.

Đơn vị học tập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế hoạch tập huấn hướng dẫn công tác đánh giá, công nhận Danh hiệu Công dân học tập, Đơn vị học tập năm 2024 tại TPHCM?
Pháp luật
Quy trình đánh giá, công nhận Đơn vị học tập cấp huyện theo Thông tư 24/2023/TT-BGDĐT được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quy trình đánh giá, công nhận Đơn vị học tập cấp tỉnh mới nhất theo Thông tư 24/2023/TT-BGDĐT được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí đánh giá, công nhận Đơn vị học tập cấp huyện mức độ 2 mới nhất theo Thông tư 24/2023/TT-BGDĐT ra sao?
Pháp luật
Thông tư 24/2023/TT-BGDĐT về đánh giá, công nhận Đơn vị học tập cấp huyện, tỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí đánh giá, công nhận Đơn vị học tập cấp huyện mức độ 1 mới nhất theo Thông tư 24/2023/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Tiêu chí đánh giá, công nhận Đơn vị học tập cấp tỉnh mức độ 1 mới nhất theo Thông tư 24/2023/TT-BGDĐT ra sao?
Pháp luật
Đánh giá, công nhận Đơn vị học tập cấp tỉnh mức độ 2 theo Thông tư 24/2023/TT-BGDĐT dựa trên tiêu chí nào?
Pháp luật
Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập theo quy định của pháp luật hiện nay nhằm mục đích gì? Nguyên tắc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập có được thực hiện tại Ủy ban nhân dân các cấp hay không? Thực hiện đánh giá, xếp loại dựa trên những tiêu chí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị học tập
2,047 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị học tập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị học tập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào