Việc đặt cọc, bảo lãnh, thu hồi, tạm ứng đối với khoản chi cho việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?
- Cá nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc có trách nhiệm gì đối với chi phí bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với khoản chi bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài?
- Đơn vị trong nước thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong khoản chi cho bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
Chi bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
Cá nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc có trách nhiệm gì đối với chi phí bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 110/2021/TT-BTC, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc đối với chi phí bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được quy định như sau:
- Cá nhân, gia đình, thân nhân trong nước thực hiện đặt cọc hoặc cam kết bảo lãnh hoàn trả các khoản chi phí mua vé phương tiện, các chi phí khác để đưa công dân về nước và có trách nhiệm hoàn trả cho đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài đúng thời hạn đã cam kết.
- Cá nhân trực tiếp cam kết với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc hoàn trả các chi phí mua vé phương tiện, các chi phí khác để về nước và có trách nhiệm hoàn trả chi phí tạm ứng cho đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài đúng thời hạn đã cam kết.
- Tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc thực hiện đặt cọc hoặc cam kết bảo lãnh hoàn trả các khoản chi phí mua vé phương tiện, các chi phí khác để đưa người lao động, ngư dân về nước và có trách nhiệm hoàn trả cho đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài đúng thời hạn đã cam kết.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với khoản chi bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ khi thực hiện các khoản chi cho bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có những trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 110/2021/TT-BTC
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ có văn bản gửi Bộ Ngoại giao (đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài) xác nhận đặt cọc hoặc cam kết bảo lãnh trong việc hoàn trả chi phí tạm ứng, với các nội dung xác nhận theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện xác nhận việc đặt cọc hoặc cam kết bảo lãnh trong việc hoàn trả chi phí tạm ứng cho đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài và có trách nhiệm đôn đốc, thu hồi khoản tạm ứng hoặc yêu cầu cá nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu hoàn trả theo đúng thời hạn đã cam kết cho đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Đơn vị trong nước thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 110/2021/TT-BTC như sau:
Đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm theo dõi và thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh đôn đốc thu hồi công nợ. Trường hợp đến hạn thu hồi công nợ nhưng cá nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc vẫn chưa hoàn trả, thì đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài phải có trách nhiệm ra thông báo đòi nợ gửi cho đương sự, Ủy ban nhân dân các tỉnh, các tổ chức, cá nhân bảo lãnh.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong khoản chi cho bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 110/2021/TT-BTC , trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong việc bảo lãnh và chi trả chi phí hồi hương thuyền viên thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên.
Ngoài ra, khoản 5 Điều 3 Thông tư 110/2021/TT-BTC còn quy định vê việc xử lý chậm nộp như sau:
- Trường hợp cá nhân trực tiếp cam kết hoàn trả chi phí tạm ứng và cá nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc cam kết bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đúng thời hạn đã cam kết, thì ngoài việc phải hoàn trả chi phí đã tạm ứng, cá nhân, tổ chức đã cam kết còn phải nộp khoản tiền chậm nộp theo văn bản xác định của đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Mức tính tiền chậm nộp áp dụng theo mức tính tiền chậm nộp quy định tại Luật Quản lý thuế.
- Trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 Thông tư 110/2021/TT-BTC, thì cá nhân, tổ chức đã cam kết sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy vào nhiệm vụ của từng cơ quan mà pháp luật hiện hành quy định những trách nhiệm tương ứng trong việc chi bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?