Việc đặt tên Trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào và biển tên Trung tâm ghi những nội dung gì?
Việc đặt tên Trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy định đặt tên của Trung tâm
1. Việc đặt tên Trung tâm được quy định như sau:
a) Tên Trung tâm: Trung tâm giáo dục thường xuyên + tên riêng của Trung tâm hoặc tên địa danh.
b) Tên riêng của Trung tâm phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
...
Theo đó, việc đặt tên Trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định như sau:
- Tên Trung tâm giáo dục thường xuyên: Trung tâm giáo dục thường xuyên + tên riêng của Trung tâm hoặc tên địa danh.
- Tên riêng của Trung tâm giáo dục thường xuyên phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đặt tên Trung tâm giáo dục thường xuyên (Hình từ Internet)
Tên Trung tâm giáo dục thường xuyên được ghi ở đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy định đặt tên của Trung tâm
...
2. Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, con dấu của Trung tâm, biển tên và giấy tờ giao dịch.
...
Theo đó, tên Trung tâm giáo dục thường xuyên được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên, con dấu của Trung tâm giáo dục thường xuyên, biển tên và giấy tờ giao dịch.
Biển tên Trung tâm giáo dục thường xuyên ghi những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy định đặt tên của Trung tâm
...
3. Biển tên Trung tâm ghi nhũng nội dung sau:
a) Góc phía trên, bên trái
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;
- Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa ghi tên Trung tâm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trung tâm.
Theo đó, biển tên Trung tâm giáo dục thường xuyên ghi những nội dung sau:
- Góc phía trên, bên trái
+ Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;
+ Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Ở giữa ghi tên Trung tâm giáo dục thường xuyên theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm giáo dục thường xuyên được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo:
a) Chương trình xóa mù chữ.
b) chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của địa phương, người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
...
2. Liên kết hoạt động giáo dục, đào tạo trong nước và ngoài nước theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật có liên quan. Tổ chức cho người học học tập, thực hành, trải nghiệm thông qua hợp tác, liên kết các chương trình giáo dục, đào tạo.
3. Thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể sau đây:
a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;
b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển Trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Trung tâm;
...
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo yêu cầu của chương trình giáo dục, đào tạo.
6. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lí, viên chức; tổ chức cho nhà giáo cập nhật, nâng cao kỹ nghề nghiệp; tổ chức cho nhà giáo, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.
7. Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.
8. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, người học và xã hội.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trung tâm giáo dục thường xuyên có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?