Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá có được hỗ trợ từ nhà nước không? Việc hỗ trợ được thực hiện như thế nào?
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá có được hỗ trợ từ nhà nước không?
Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Nghị định 67/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP) quy định về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá như sau:
Chính sách đầu tư
1. Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục thiết yếu của cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng (bao gồm cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống xử lý nước thải; nhà phân loại; nhà điều hành; sân và đường nội bộ; hệ thống đèn chiếu sáng; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng) và đầu tư xây dựng 05 Trung tâm nghề cá lớn (cảng cá động lực).
2. Ngân sách trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt bằng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các tuyến đảo, bao gồm các dự án cảng cá (cảng loại I, loại II) và khu neo đậu tránh trú bão thuộc tuyến đảo.
...
5. Đối với kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư thủy sản nêu tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này do ngân sách địa phương đảm bảo, kể cả các dự án của Trung ương tại địa phương.
Theo đó, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá được thực hiện như sau:
- Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục thiết yếu của cảng cá loại I;
- Ngân sách trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt bằng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các dự án cảng cá (cảng loại I, loại II) thuộc tuyến đảo.
- Đối với kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư các hạng mục thiết yếu của cảng cá do ngân sách địa phương đảm bảo, kể cả các dự án của Trung ương tại địa phương.
Việc phân loại cảng cá để được hưởng chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 117/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2016/TT-BTC) quy định về tiêu chí phân loại cảng cá như sau:
Chính sách đầu tư
…
2. Tiêu chí phân loại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão:
a) Phân loại cảng cá: thực hiện theo quy định tại điểm 1 khoản IV Điều 1 Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Hiện hành, theo quy định tại Điều 78 Luật Thủy sản 2017 thì việc phân loại cảng cá được thực hiện như sau:
* Cảng cá loại I phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Vị trí là nơi thu hút tàu cá của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tàu nước ngoài vào bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối hàng thủy sản của khu vực;
- Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa tối thiểu 90%;
- Có diện tích vùng nước cảng tối thiểu từ 20 ha trở lên;
- Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng theo quy định của Chính phủ;
- Có diện tích vùng đất cảng từ 04 ha trở lên; đối với cảng cá tại đảo, diện tích vùng đất cảng phải từ 01 ha trở lên; có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
- Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 25.000 tấn/năm trở lên; đối với cảng cá tại đảo, lượng hàng thủy sản qua cảng từ 3.000 tấn/năm trở lên.
* Cảng cá loại II phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Vị trí là nơi thu hút tàu cá của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối hàng thủy sản của địa phương;
- Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa tối thiểu 70%;
- Có diện tích vùng nước cảng tối thiểu từ 10 ha trở lên;
- Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng theo quy định của Chính phủ;
- Có diện tích vùng đất cảng từ 2,5 ha trở lên; đối với cảng cá tại đảo, diện tích vùng đất cảng phải từ 0,5 ha trở lên; có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
- Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 15.000 tấn/năm trở lên; đối với cảng cá tại đảo, lượng hàng thủy sản qua cảng từ 1.000 tấn/năm trở lên.
Nguồn vốn thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá gồm những gồm nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 117/2014/TT-BTC quy định về nguồn vốn thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá như sau:
Chính sách đầu tư
…
3. Nguồn vốn:
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện các chương trình, dự án;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án liên quan khác trên địa bàn, chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp để đầu tư các chương trình, dự án đảm bảo đồng bộ, theo tiêu chuẩn chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Theo đó, nguồn vốn thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá gồm:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện các chương trình, dự án;
- Ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp để đầu tư các chương trình, dự án trên địa bàn địa phương đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?