Việc đề nghị khen thưởng đối với doanh nghiệp có bắt buộc phải kiểm toán không?
- Pháp luật quy định về khen thưởng quá trình cống hiến của cá nhân như thế nào?
- Việc khen thưởng tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức tôn giáo được quy định như thế nào?
- Việc đề nghị khen thưởng đối với doanh nghiệp có bắt buộc phải kiểm toán không?
- Trách nhiệm của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh là gì?
Pháp luật quy định về khen thưởng quá trình cống hiến của cá nhân như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về khen thưởng quá trình cống hiến như sau:
- Bộ, ban, ngành, tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng quá trình cống hiến cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn khi có thông báo nghỉ hưu.
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng.
Việc khen thưởng tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức tôn giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy đinh về khen thưởng, tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức tôn giáo như sau:
- Việc khen thưởng tổ chức, cá nhân thuộc trung ương các giáo hội do cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo (Bộ Nội vụ) trình Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức, cá nhân thuộc giáo hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ.
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xin ý kiến các cơ quan có liên quan về tôn giáo; xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xét, khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng.
Việc đề nghị khen thưởng đối với doanh nghiệp có bắt buộc phải kiểm toán không?
Việc đề nghị khen thưởng đối với doanh nghiệp có bắt buộc phải kiểm toán không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về khen thưởng đối với doanh nghiệp như sau:
- Việc đề nghị các hình thức khen thưởng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước và Luật Kiểm toán độc lập phải có Báo cáo kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán có thẩm quyền trong thời gian 05 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng. Đối với doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán trong báo cáo thành tích phải nêu căn cứ không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán.
- Đối với doanh nghiệp đề nghị tăng “Cờ thi đua của Chính phủ” thuộc đối tượng kiểm toán phải có báo cáo kết quả kiểm toán (nếu chưa có báo cáo kết quả kiểm toán thì sau khi có kết quả kiểm toán thực hiện trình khen thưởng theo quy định).
+ Tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động tại nơi đặt trụ sở giao dịch chính do Người đứng đầu doanh nghiệp khen thưởng hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở giao dịch chính khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
+ Đơn vị thành viên của doanh nghiệp, nhưng hạch toán độc lập và thực hiện nghĩa vụ ở địa phương nơi không đóng trụ sở giao dịch chính do Người đứng đầu khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc cấp giấy phép thành lập và hoạt động khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
- Trường hợp tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp có thành tích đóng góp cho địa phương ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tập thể, cá nhân lập được thành tích khen thưởng theo thẩm quyền.
Như vậy theo quy định trên, nếu doanh nghiệp của bạn thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước và Luật Kiểm toán độc lập phải có Báo cáo kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán có thẩm quyền trong thời gian 05 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng.
Còn đối với trường hợp doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán thì không cần phải kiểm toán tuy nhiên trong báo cáo thành tích phải nêu căn cứ không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán.
Trách nhiệm của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về trách nhiệm của Hội đồng Thi đua –Khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh như sau:
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Người đứng đầu đánh giá phạm vi ảnh hưởng đối với thành tích của tập thể, cá nhân trong toàn quốc; trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
- Cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng. Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền cho 01 Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thực hiện bỏ phiếu như các thành viên khác.
- Cơ quan thường trực Hội đồng xin ý kiến các thành viên vắng mặt bằng văn bản, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng; hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng và hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?