Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước là bao lâu?
Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực.
Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước là bao lâu? (Hình từ Internet)
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 159/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP) như sau:
Đề xuất chủ trương bổ nhiệm
1. Đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
2. Đối với bổ nhiệm Kiểm soát viên:
a) Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
Theo đó, việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo trình tự sau đây:
(1) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
(2) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
Hồ sơ bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 159/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP) thì hồ sơ bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
(1) Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
(2) Bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm.
(3) Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4 x 6 cm và đóng dấu, ảnh chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
(4) Bản tự kiểm điểm 03 năm công tác gần nhất.
(5) Đánh giá, nhận xét 03 năm gần nhất của cấp có thẩm quyền về:
- Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ;
- Về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó, thể hiện rõ sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có);
- Về uy tín và triển vọng phát triển.
(6) Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.
(7) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị theo quy định.
(8) Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình.
Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
(9) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
(10) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm.
Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
(11) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
(12) Các kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?