Việc đề xuất danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước được thực hiện thế nào?
- Việc đề xuất danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học năm của Kiểm toán nhà nước có những nội dung gì?
- Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán lập phương án triển khai xét chọn, tuyển chọn, dự kiến kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước khi nào?
Việc đề xuất danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?
Việc đề xuất danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 3 Quy chế xét chọn, tuyển chọn và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
- Sau khi có công văn hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán rà soát, nghiên cứu, dự thảo định hướng hoạt động khoa học cho năm kế hoạch gửi lấy ý kiến thành viên Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước (KTNN) trước khi báo cáo, xin ý kiến các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Trên cơ sở ý kiến của thành viên Hội đồng khoa học KTNN và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
- Căn cứ định hướng hoạt động khoa học cho năm kế hoạch đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gửi công văn tới các tới các đơn vị trực thuộc KTNN và các tổ chức, cá nhân có liên quan đề xuất tên đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Cơ sở.
- Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổng hợp và gửi danh mục đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân đề xuất cho các thành viên Hội đồng khoa học KTNN xin ý kiến; tổng hợp, báo cáo Thường trực Hội đồng khoa học KTNN.
- Thường trực Hội đồng khoa học KTNN họp về danh mục đề tài nghiên cứu khoa học do tổ chức, cá nhân đề xuất; cho ý kiến định hướng về các đề tài nghiên cứu khoa học đưa vào danh mục nghiên cứu.
Căn cứ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Chính phủ, nhu cầu thực tiễn từ hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn của KTNN, Thường trực Hội đồng khoa học chủ động đề xuất đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học cần thiết để tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện.
Nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học năm của Kiểm toán nhà nước có những nội dung gì?
Kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học năm của Kiểm toán nhà nước có những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Xác định danh mục đề tài NCKH
1. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ NCKH, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổng hợp, hoàn thiện danh mục đề tài NCKH của KTNN trong năm kế hoạch trình Chủ tịch Hội đồng khoa học KTNN cho ý kiến.
2. Chủ tịch Hội đồng khoa học KTNN phê duyệt đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Cơ sở trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định trước khi đưa vào Kế hoạch NCKH của KTNN trong năm kế hoạch. Các đề tài NCKH có thể được điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp cần thiết và phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Căn cứ ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán xây dựng Kế hoạch hoạt động NCKH năm của KTNN trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, nội dung của kế hoạch bao gồm:
a) Phần I: Tổng kết, đánh giá hoạt động NCKH của KTNN thực hiện trong năm;
b) Phần II: Kế hoạch hoạt động NCKH của KTNN năm kế hoạch, bao gồm:
- Danh mục các đề tài NCKH của năm kế hoạch;
- Những kết quả cần đạt được;
- Thời gian thực hiện, thời gian bắt đầu và kết thúc;
- Cấp quản lý đề tài NCKH;
- Dự kiến kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện các đề tài NCKH.
...
Theo quy định trên, căn cứ ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán xây dựng Kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học năm của Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nội dung của kế hoạch bao gồm:
- Phần I: Tổng kết, đánh giá hoạt động NCKH của KTNN thực hiện trong năm;
- Phần II: Kế hoạch hoạt động NCKH của KTNN năm kế hoạch, bao gồm:
+ Danh mục các đề tài NCKH của năm kế hoạch;
+ Những kết quả cần đạt được;
+ Thời gian thực hiện, thời gian bắt đầu và kết thúc;
+ Cấp quản lý đề tài NCKH;
+ Dự kiến kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện các đề tài NCKH.
Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán lập phương án triển khai xét chọn, tuyển chọn, dự kiến kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước khi nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Xác định danh mục đề tài NCKH
...
4. Sau khi Kế hoạch hoạt động NCKH được Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán căn cứ vào nội dung và khối lượng công việc, yêu cầu thực tiễn của công tác NCKH để lập phương án triển khai xét chọn, tuyển chọn, dự kiến kinh phí thực hiện các đề tài NCKH. Phương án được thông qua Hội đồng khoa học KTNN để thảo luận góp ý kiến.
Như vậy, sau khi Kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học được Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán căn cứ vào nội dung và khối lượng công việc, yêu cầu thực tiễn của công tác NCKH để lập phương án triển khai xét chọn, tuyển chọn, dự kiến kinh phí thực hiện các đề tài NCKH.
Phương án được thông qua Hội đồng khoa học KTNN để thảo luận góp ý kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?