Việc điều động sĩ quan biệt phái được thực hiện thế nào? Việc tiếp nhận sĩ quan biệt phái được quy định thế nào?
Ai có quyền quyết định biệt phái sĩ quan?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về quyết định biệt phái sĩ quan như sau:
Quyết định biệt phái sĩ quan
1. Căn cứ vào phạm vi biệt phái sĩ quan quy định tại Điều 3 Nghị định này và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng từng giai đoạn, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ lấy ý kiến từng Bộ, cơ quan, nhà trường ngoài quân đội về nhu cầu biệt phái sĩ quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những Bộ, cơ quan, nhà trường được bố trí sĩ quan biệt phái.
2. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng thống nhất với từng Bộ, cơ quan, nhà trường được bố trí sĩ quan biệt phái về số lượng sĩ quan biệt phái.
3. Những Bộ, cơ quan, nhà trường không thuộc diện được bố trí sĩ quan biệt phái, khi có nhu cầu biệt phái sĩ quan, thì Bộ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, nhà trường thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Số lượng sĩ quan biệt phái ở các cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và ở các tổ chức chính trị thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
Theo quy định trên, căn cứ vào phạm vi biệt phái sĩ quan và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng từng giai đoạn, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ lấy ý kiến từng Bộ, cơ quan, nhà trường ngoài quân đội về nhu cầu biệt phái sĩ quan.
Sau đó trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những Bộ, cơ quan, nhà trường được bố trí sĩ quan biệt phái.
Sĩ quan biệt phái (Hình từ Internet)
Việc điều động sĩ quan biệt phái được thực hiện thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về điều động sĩ quan biệt phái như sau:
Điều động sĩ quan biệt phái
1. Bộ Quốc phòng thống nhất nhân sự với các Bộ, cơ quan, nhà trường, tổ chức chính trị được bố trí sĩ quan biệt phái; quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan đến công tác ở cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái.
2. Khi sĩ quan hết thời hạn biệt phái hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ quân đội cần điều động sĩ quan biệt phái về trước thời hạn, Bộ Quốc phòng thống nhất nhân sự với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái và quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan khác thay thế.
3. Khi sĩ quan biệt phái không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ biệt phái, cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái trao đổi thống nhất với Bộ Quốc phòng để Bộ Quốc phòng quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan biệt phái về trước thời hạn và điều động sĩ quan khác thay thế.
4. Khi cần kéo dài thời hạn biệt phái của sĩ quan, Bộ Quốc phòng thống nhất với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái về nhân sự, thời gian kéo dài làm nhiệm vụ biệt phái và ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn biệt phái đối với sĩ quan.
5. Thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan biệt phái, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Sĩ quan năm 1999.
Theo đó, Bộ Quốc phòng thống nhất nhân sự với các Bộ, cơ quan, nhà trường, tổ chức chính trị được bố trí sĩ quan biệt phái.
Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan đến công tác ở cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái.
Và việc điều động sĩ quan biệt phái được thực hiện theo quy định tại Điều 7 nêu trên.
Khi cần kéo dài thời hạn biệt phái của sĩ quan thì Bộ Quốc phòng thống nhất với cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái về nhân sự, thời gian kéo dài làm nhiệm vụ biệt phái và ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn biệt phái đối với sĩ quan.
Việc tiếp nhận sĩ quan biệt phái được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 165/2003/NĐ-CP về tiếp nhận sĩ quan biệt phái như sau:
Tiếp nhận sĩ quan biệt phái
Cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho sĩ quan biệt phái hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Như vậy, cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho sĩ quan biệt phái hoàn thành nhiệm vụ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?