Việc đo độ lún công trình được tiến hành theo các giai đoạn nào? Trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu nào?

Trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu nào? Việc đo độ lún công trình được tiến hành theo các giai đoạn nào? Thiết kế phương án đo độ lún công trình được quy định như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Duy tại Long Thành.

Trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

Quy định chung
...
3.5. Trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu sau:
- Đặc điểm về nền móng, quy mô xây dựng của công trình cần đo độ lún và yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc quy phạm về giá trị độ lún cho phép;
- Mặt bằng tổng thể của công trình;
- Các kết quả khảo sát về địa kĩ thuật;
- Mặt bằng, mặt cắt của từng công trình riêng biệt, trong đó có ghi rõ kích thước, vị trí và kết cấu móng;
- Sơ đồ tải trọng tác động lên nền đất;
- Tiến độ thi công công trình;
- Các thông tin về hiện trạng công trình trong thời gian khai thác sử dụng và bảo trì.

Theo đó, trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu sau:

- Đặc điểm về nền móng, quy mô xây dựng của công trình cần đo độ lún và yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc quy phạm về giá trị độ lún cho phép;

- Mặt bằng tổng thể của công trình;

- Các kết quả khảo sát về địa kĩ thuật;

- Mặt bằng, mặt cắt của từng công trình riêng biệt, trong đó có ghi rõ kích thước, vị trí và kết cấu móng;

- Sơ đồ tải trọng tác động lên nền đất;

- Tiến độ thi công công trình;

- Các thông tin về hiện trạng công trình trong thời gian khai thác sử dụng và bảo trì.

Việc đo độ lún công trình được tiến hành theo các giai đoạn nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.10 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

Quy định chung
...
3.10. Việc đo độ lún công trình được tiến hành theo các giai đoạn sau:
a) Lập chương trình đo: trong đó nêu mục đích, nhiệm vụ của công tác đo độ lún (ghi rõ dự định phân bố các mốc chuẩn, mốc đo độ lún, chuẩn bị kế hoạch đo đạc và lựa chọn phương pháp đo).
b) Tổ chức đo: bao gồm việc xác định khối lượng công việc, lập kế hoạch, chuẩn bị mốc, gắn các mốc đo độ lún, kiểm nghiệm máy, mia và đo ngoài thực địa theo các chu kì.
c) Xử lí số liệu đo đạc: bao gồm việc kiểm tra kết quả đo ngoài thực địa, bình sai và tính toán giá trị độ lún, đánh giá độ chính xác của kết quả đo, lập sơ đồ đo theo các chu kì, lập các đồ thị theo trục và bình đồ lún công trình.
d) Viết báo cáo tổng hợp và phân tích kết quả đo.
e) Tổ chức nghiệm thu.

Do đó, việc đo độ lún công trình được tiến hành theo các giai đoạn sau:

- Lập chương trình đo: trong đó nêu mục đích, nhiệm vụ của công tác đo độ lún (ghi rõ dự định phân bố các mốc chuẩn, mốc đo độ lún, chuẩn bị kế hoạch đo đạc và lựa chọn phương pháp đo).

- Tổ chức đo: bao gồm việc xác định khối lượng công việc, lập kế hoạch, chuẩn bị mốc, gắn các mốc đo độ lún, kiểm nghiệm máy, mia và đo ngoài thực địa theo các chu kì.

- Xử lí số liệu đo đạc: bao gồm việc kiểm tra kết quả đo ngoài thực địa, bình sai và tính toán giá trị độ lún, đánh giá độ chính xác của kết quả đo, lập sơ đồ đo theo các chu kì, lập các đồ thị theo trục và bình đồ lún công trình.

- Viết báo cáo tổng hợp và phân tích kết quả đo.

- Tổ chức nghiệm thu.

Đo độ lún công trình

Đo độ lún công trình (Hình từ Internet)

Thiết kế phương án đo độ lún công trình được quy định như thế nào?

Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

- Phương án kĩ thuật hoặc đề cương kĩ thuật đo độ lún công trình được thiết kế tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của công trình, điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, các đối tượng đo và đảm bảo các nội dung sau đây:

+ Phần giới thiệu chung: giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu của công tác đo độ lún, giới thiệu các đặc điểm hiện trạng, lún, nứt của công trình trong thời gian đang thi công, trong thời gian vận hành và các đặc điểm khác có liên quan đến công tác đo độ lún;

+ Thiết kế hệ thống mốc đo;

+ Thiết kế sơ đồ đo và đánh giá độ chính xác của phương án thiết kế, xác lập cấp đo và chu kì đo;

+ Các phương pháp đo độ lún và quy trình đo;

+ Chọn máy, dụng cụ đo và tiến hành các yêu cầu kiểm nghiệm;

+ Các quy định cụ thể khi đo đạc, yêu cầu về kiểm tra kết quả đo đạc tại hiện trường;

+ Phương pháp xử lí số liệu đo;

+ Phương pháp tính toán thông số độ lún;

+ Phân tích và đánh giá độ ổn định của các mốc chuẩn;

+ Lập hồ sơ báo cáo;

+ Các vấn đề về vật tư, kinh phí, nhân lực, an toàn lao động và các vấn đề khác.

Đo độ lún công trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 1 cần sử dụng mia như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Mia để đo độ lún công trình là gì? Trước khi đo độ lún công trình, mia cần phải được kiểm nghiệm theo các nội dung nào?
Pháp luật
Việc đo độ lún công trình được tiến hành theo các giai đoạn nào? Trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đo độ lún công trình
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,660 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đo độ lún công trình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đo độ lún công trình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào