Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án được quy định thế nào?
- Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án cấp sơ thẩm được quy định thế nào?
- Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án cấp phúc thẩm quy định thế nào?
- Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định thế nào?
- Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án nhân dân tối cao được quy định thế nào?
Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án cấp sơ thẩm được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về việc giải quyết bồi thường của Nhà nước của Tòa án cấp sơ thẩm như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
1. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
d) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
...
Theo đó, Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 36 nêu trên.
Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án cấp phúc thẩm quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về việc giải quyết bồi thường của Nhà nước của Tòa án cấp phúc thẩm như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
...
2. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
...
Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 36 nêu trên.
Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về việc giải quyết bồi thường của Nhà nước của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
...
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để điều tra lại nhưng sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để xét xử lại nhưng sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
...
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 36 nêu trên.
Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án nhân dân tối cao được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 36 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về việc giải quyết bồi thường của Nhà nước của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
...
4. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời quyết định về nội dung vụ án và tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại nhưng sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại nhưng sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 36 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?