Việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện trước hay sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu?
- Việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện trước hay sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu?
- Đơn kiến nghị về việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu có phải có chữ ký của nhà thầu không?
- Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền, nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án không?
Việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện trước hay sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 91 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu
1. Việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:
a) Nhà thầu, cơ quan, tổ chức gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư trước khi kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Chủ đầu tư phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, cơ quan, tổ chức;
...
2. Việc giải quyết kiến nghị sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo một trong hai quy trình sau đây:
a) Nhà thầu gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Chủ đầu tư phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu.
Trường hợp nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị hoặc quá thời hạn quy định tại khoản này mà chủ đầu tư không có văn bản giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền thông qua bộ phận thường trực trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn giải quyết kiến nghị hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư. Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị;
...
Như vậy, việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu được thực hiện trước hoặc sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.
Việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện trước hay sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu? (hình từ internet)
Đơn kiến nghị về việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu có phải có chữ ký của nhà thầu không?
Theo điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 90 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị
1. Đối với các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, để được xem xét, giải quyết thì đơn kiến nghị phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với kiến nghị về nội dung hồ sơ mời thầu, đơn kiến nghị có thể là của các cơ quan, tổ chức quan tâm đến gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh; đối với các nội dung khác về quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đơn kiến nghị phải là của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;
b) Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người đại điện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức gửi đơn hoặc được ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
c) Đơn kiến nghị được gửi đến đơn vị giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều 91 và khoản 1 Điều 92 của Luật này trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
2. Đối với kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, để được xem xét, giải quyết kiến nghị, nhà thầu, nhà đầu tư phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đơn kiến nghị là của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;
b) Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người đại điện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu hoặc được ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
...
Như vậy, đơn kiến nghị về việc giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu có phải có chữ ký của người đại điện hợp pháp của nhà thầu.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền, nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án không?
Theo khoản 6 Điều 91 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu
...
5. Văn bản giải quyết kiến nghị phải có kết luận về nội dung mà nhà thầu kiến nghị; trường hợp kiến nghị được kết luận là đúng thì trong văn bản giải quyết kiến nghị phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có); nhà thầu có kiến nghị được nhận lại chi phí giải quyết kiến nghị đã nộp. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng thì văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do; nhà thầu có kiến nghị không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị đã nộp.
6. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Như vậy, trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền, nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?