Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có buộc các bên phải tiến hành tự thương lượng trước hay không?
- Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có buộc các bên phải tiến hành tự thương lượng trước hay không?
- Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong trường hợp nào?
- Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết thì xử lý như thế nào?
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có buộc các bên phải tiến hành tự thương lượng trước hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện như sau:
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Trước khi đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp, các bên phải tiến hành tự thương lượng.
2. Trường hợp tự thương lượng không thành, một bên hoặc hai bên có quyền gửi văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.
3. Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
a) Văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp;
b) Biên bản làm việc hoặc tài liệu khác chứng minh các bên không tự giải quyết tranh chấp được và thỏa thuận đề nghị Sở Công Thương hoặc Cục Điều tiết điện lực giải quyết;
c) Bản sao Hợp đồng mua bán điện;
d) Bản sao Giấy phép hoạt động điện lực (nếu có);
đ) Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp là có căn cứ và hợp pháp;
e) Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc .
4. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo tới các bên liên quan về việc tiếp nhận xử lý tranh chấp. Trường hợp từ chối đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, theo quy định thì trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, các bên phải tiến hành tự thương lượng.
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có buộc các bên phải tiến hành tự thương lượng trước hay không? (Hình từ Internet)
Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp đến 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thoả thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết tranh chấp.
2. Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp trên 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp.
3. Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hai bên không tự thương lượng được và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực hoặc Sở Công Thương giải quyết.
Như vậy, Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Có cấp điện áp đến 110 kV;
(2) Các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại;
(3) Các bên có thoả thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết tranh chấp.
Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện như sau:
Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Trách nhiệm của các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Đảm bảo tính trung thực của tài liệu, thông tin sự việc được cung cấp cho cơ quan giải quyết tranh chấp;
b) Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan giải quyết tranh chấp thu thập đầy đủ thông tin và kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết);
c) Thực hiện các biện pháp trong khả năng cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế thiệt hại.
2. Trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Kết luận khách quan trên cơ sở hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp và chứng cứ của các bên cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp;
b) Tôn trọng thỏa thuận không trái pháp luật và quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong suốt quá trình giải quyết;
c) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết, phải thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?