Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào?
- Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào?
- Bên khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp khi nào?
- Khi nào thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính không có giá trị?
Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Hình thức giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bưu chính 2010 như sau:
Giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
a) Thương lượng giữa các bên;
b) Hoà giải;
c) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
2. Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tại Trọng tài hoặc Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
(1) Thương lượng giữa các bên;
(2) Hoà giải;
(3) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Bên khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp khi nào?
Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Bưu chính 2010 như sau:
Khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
...
2. Việc khiếu nại quy định tại khoản 1 điều này phải được lập thành văn bản. Thời hiệu khiếu nại được quy định như sau:
a) 06 tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày sau ngày bưu gửi đó được chấp nhận;
b) 01 tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
3. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
a) Không quá 02 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính trong nước;
b) Không quá 03 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 điều này, bên nhận khiếu nại phải giải quyết khiếu nại và thông báo cho bên khiếu nại biết; trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 3 điều này mà bên khiếu nại không nhận được thông báo trả lời hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của bên nhận khiếu nại thì có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.
5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều này thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp không có giá trị.
Như vậy, theo quy định, bên khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp khi:
(1) Quá thời hạn giải quyết khiếu nại mà bên khiếu nại không nhận được thông báo trả lời;
(2) Bên khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của bên nhận khiếu nại.
Khi nào thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính không có giá trị?
Yêu cầu giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật Bưu chính 2010 như sau:
Khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
...
2. Việc khiếu nại quy định tại khoản 1 điều này phải được lập thành văn bản. Thời hiệu khiếu nại được quy định như sau:
a) 06 tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày sau ngày bưu gửi đó được chấp nhận;
b) 01 tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
3. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
a) Không quá 02 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính trong nước;
b) Không quá 03 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 điều này, bên nhận khiếu nại phải giải quyết khiếu nại và thông báo cho bên khiếu nại biết; trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 3 điều này mà bên khiếu nại không nhận được thông báo trả lời hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của bên nhận khiếu nại thì có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.
5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều này thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp không có giá trị.
Như vậy, yêu cầu giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính không có giá trị khi việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn khiếu nại quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?