Việc giải thể Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được thông qua khi có bao nhiêu thành viên tán thành?
- Đại hội đại biểu Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức bất thường trong trường hợp nào?
- Việc giải thể Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được thông qua khi có bao nhiêu thành viên tán thành?
- Số dư tài chính sau khi giải thể Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được xử lý như thế nào?
Đại hội đại biểu Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức bất thường trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2013 quy định việc triệu tập bất thường Đại hội đại biểu như sau:
Đại hội đại biểu
1. Đại hội đại biểu (Đại hội) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội.
a) Đại hội do Ban Chấp hành triệu tập, được tổ chức 03 (ba) năm 01 (một) lần;
b) Đại hội bất thường được triệu tập theo quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức để giải quyết những vấn đề tổ chức và hoạt động của Hiệp hội;
c) Số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định theo tỷ lệ hội viên tại các chi hội. Hội nghị chi hội bầu chọn, số lượng và cơ cấu đại biểu tham dự Đại hội trên cơ sở được phân bổ;
d) Đại hội chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số đại biểu được triệu tập có mặt tại Đại hội.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ, quyết định phương hướng và nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ tới;
b) Thảo luận và biểu quyết thông qua việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi Điều lệ Hiệp hội hoặc đổi tên Hiệp hội; quyết định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể Hiệp hội (nếu có). Việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi Điều lệ Hiệp hội phải được sự tán thành của ít nhất 2/3 (hai phần ba) hội viên chính thức tham dự Đại hội;
c) Thảo luận và thông qua báo cáo tài chính, tài sản trong nhiệm kỳ và kế hoạch tài chính cho nhiệm kỳ tới; quyết định mức phí hội viên và phí gia nhập Hiệp hội;
d) Quyết định số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;
đ) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hiệp hội; người trúng cử phải được trên 1/2 (một phần hai) số lượng đại biểu có mặt tại Đại hội tán thành;
e) Thảo luận và quyết định các vấn đề khác về công tác của Hiệp hội và của hội viên.
3. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
Các nghị quyết, các vấn đề thảo luận trong Đại hội và việc bầu cử được thông qua theo nguyên tắc đa số và bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay do Đại hội quyết định.
Theo đó, để tổ chức bất thường cuộc họp Đại hội đại biểu Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài để thông qua vấn đề giải thể Hiệp hội thì cần phải có yêu cầu từ Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức.
Việc giải thể Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được thông qua khi có bao nhiêu thành viên tán thành? (Hình từ Internet)
Việc giải thể Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được thông qua khi có bao nhiêu thành viên tán thành?
Căn cứ Điều 21 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2013 quy đinh về việc giải thể Hiệp hội như sau:
Giải thể Hiệp hội
1. Trừ trường hợp bị giải thể, ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật, Hiệp hội có thể tự giải thể khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên chính thức tại Đại hội nhất trí đề nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
a) Đại hội tuyên bố chấm dứt hoạt động của Ban Chấp hành và chỉ định một ban thanh lý có nhiệm vụ thanh lý tài sản của Hiệp hội, chi hội trực thuộc Hiệp hội và báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các hội viên.
b) Sau hai lần triệu tập không thành vì những lý do chính đáng, Đại hội được quyền triệu tập lần thứ ba. Tại lần thứ ba này, trong trường hợp không hội tụ đủ số hội viên theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 13 Chương IV Điều lệ này, Đại hội vẫn được tiến hành để quyết định việc giải thể Hiệp hội, chi hội trực thuộc và thành lập ban thanh lý tài sản, tài chính bằng hình thức biểu quyết với sự đồng ý của 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội.
....
Như vậy, việc giải thể Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ được thực hiện nếu có có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên chính thức tại Đại hội nhất trí đề nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định (trừ trường hợp bị giải thể).
Đại hội tuyên bố chấm dứt hoạt động của Ban Chấp hành và chỉ định một ban thanh lý có nhiệm vụ thanh lý tài sản của Hiệp hội, chi hội trực thuộc Hiệp hội và báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các hội viên.
Số dư tài chính sau khi giải thể Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2013 quy định về việc xử lý tài chính, tài sản của Hiệp Hội như sau:
Giải thể Hiệp hội
...
2. Xử lý tài chính, tài sản của Hiệp hội khi giải thể
a) Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ mà Hiệp hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
b) Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của Hiệp hội mà Hiệp hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản, tài chính và thanh toán đầy đủ các khoản nợ sau khi Hiệp hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại của Hiệp hội do Ban Thường trực quyết định phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, số dư tài chính có được sau khi thanh lý tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?