Việc giải thể hợp tác xã được thông qua khi có bao nhiêu phần trăm tổng số phiếu biểu quyết tán thành?
- Việc giải thể hợp tác xã được thông qua khi có bao nhiêu phần trăm tổng số phiếu biểu quyết tán thành?
- Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã phải gửi nghị quyết giải thể đến cơ quan nào khi nghị quyết giải thể được thông qua?
- Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã không được thực hiện những hành vi nào khi có nghị quyết giải thể?
Việc giải thể hợp tác xã được thông qua khi có bao nhiêu phần trăm tổng số phiếu biểu quyết tán thành?
Căn cứ theo Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về việc tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên như sau:
Tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên
1. Thành viên, đại biểu được xác định là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Tham dự và biểu quyết bằng hình thức trực tuyến;
c) Đã ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
2. Các nội dung sau đây được Đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
b) Quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản chung không chia;
c) Thay đổi tổ chức quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Đối với Đại hội thành viên của hợp tác xã, mỗi thành viên chính thức tham dự đại hội toàn thể có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào phần vốn góp hay chức vụ thành viên. Mỗi đại biểu tham dự đại hội đại biểu có số phiếu biểu quyết bằng số lượng thành viên ủy quyền.
5. Đối với Đại hội thành viên của liên hiệp hợp tác xã, mỗi thành viên chính thức hoặc đại biểu thành viên chính thức tham dự có số lượng phiếu biểu quyết ngang nhau hoặc khác nhau tương ứng theo số lượng thành viên chính thức của các hợp tác xã thành viên do Điều lệ của liên hiệp hợp tác xã quy định.
6. Phiếu biểu quyết và biên bản kiểm phiếu tại Đại hội thành viên phải được lưu trữ.
Như vậy, việc giải thể hợp tác xã được Đại hội thành viên thông qua được Đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết.
Mỗi thành viên chính thức tham dự đại hội toàn thể có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào phần vốn góp hay chức vụ thành viên và mỗi đại biểu tham dự đại hội đại biểu có số phiếu biểu quyết bằng số lượng thành viên ủy quyền.
Lưu ý: Phiếu biểu quyết và biên bản kiểm phiếu tại Đại hội thành viên phải được lưu trữ.
Việc giải thể hợp tác xã được thông qua khi có bao nhiêu phần trăm tổng số phiếu biểu quyết tán thành? (Hình từ Internet)
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã phải gửi nghị quyết giải thể đến cơ quan nào khi nghị quyết giải thể được thông qua?
Căn cứ khoản 3 Điều 98 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định như sau:
Giải thể tự nguyện đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoàn thành các công việc sau đây:
a) Gửi nghị quyết giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, Ủy ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, cơ quan thuế, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Niêm yết công khai nghị quyết giải thể tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Trường hợp còn nghĩa vụ tài chính chưa giải quyết thì phải gửi nghị quyết giải thể đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan.
...
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã phải gửi nghị quyết giải thể hợp tác xã đến các cơ quan và đối tượng sau đây:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Ủy ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Cơ quan thuế;
- Người lao động trong hợp tác xã;
- Các chủ nợ và người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan (nếu còn nghĩa vụ tài chính chưa giải quyết).
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã không được thực hiện những hành vi nào khi có nghị quyết giải thể?
Căn cứ theo Điều 100 Luật Hợp tác xã 2023 thì kể từ khi có giải thể hợp tác xã thì người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản;
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã;
- Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã;
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
- Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?