Việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia được thực hiện như thế nào theo quy định?
- Việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia được thực hiện như thế nào?
- Kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia sẽ được xử lý như thế nào?
- Ai thực hiện đánh giá kết quả giám sát của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có liên quan đối với Nhà máy In tiền Quốc gia?
Việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về công tác giám sát đối với Nhà máy In tiền Quốc gia như sau:
Giám sát
1. Nội dung giám sát
a) Giám sát tài chính bao gồm: giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Nhà máy, giám sát bảo toàn và phát triển vốn của Nhà máy, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Nhà máy theo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Nhà máy;
b) Giám sát hoạt động in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng tại Nhà máy theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Giám sát công tác tổ chức, chính sách quản lý người lao động, viên chức quản lý, tiền lương, thu nhập của Nhà máy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu, báo cáo của Nhà máy, bao gồm:
a) Báo cáo tự kiểm tra, giám sát của Nhà máy;
b) Báo cáo kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên Nhà máy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Thống đốc) bổ nhiệm;
c) Các báo cáo kết quả kiểm tra của các Đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra đối với Nhà máy;
d) Các đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến Nhà máy theo thẩm quyền.
...
Căn cứ trên quy định việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu, báo cáo của Nhà máy, bao gồm:
- Báo cáo tự kiểm tra, giám sát của Nhà máy;
- Báo cáo kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên Nhà máy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm;
- Các báo cáo kết quả kiểm tra của các Đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra đối với Nhà máy;
- Các đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến Nhà máy theo thẩm quyền.
Kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia sẽ được xử lý như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định căn cứ kết quả giám sát, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm:
- Xem xét, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến hoạt động của Nhà máy; tạo điều kiện để Nhà máy hoàn thành mục tiêu, kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt;
- Kịp thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm chấn chỉnh hoạt động, theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện của Nhà máy;
- Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện quyết định kiểm tra đối với Nhà máy theo thẩm quyền quy định tại Thông tư này;
- Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm.
Việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai thực hiện đánh giá kết quả giám sát của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có liên quan đối với Nhà máy In tiền Quốc gia?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định Vụ Kiểm toán nội bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Kiểm toán nội bộ
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và thực hiện kiểm tra đối với Nhà máy theo kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Phối hợp với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có liên quan thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Thực hiện kiểm tra đột xuất đối với Nhà máy theo quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
d) Thực hiện đánh giá kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có liên quan đối với Nhà máy theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra cho các đơn vị có liên quan khi được yêu cầu;
e) Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra hàng năm đối với Nhà máy của các đơn vị trình Thống đốc.
...
Theo quy định nêu trên thì Vụ Kiểm toán nội bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thực hiện đánh giá kết quả giám sát của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có liên quan đối với Nhà máy In tiền Quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?
- Mẫu ĐK13 Thông tư 03 2024 báo cáo tình hình kết quả thực hiện quy định ANTT trong cơ sở kinh doanh? Tải Phụ lục báo cáo định kèm Mẫu ĐK13 ở đâu?
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?