Việc giám sát hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học thuộc về cơ quan nào? Kinh phí cho việc bảo tồn đa dạng sinh học được lấy từ đâu?
Việc giám sát hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 71 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu về đa dạng sinh học
1. Nhà nước đầu tư cho việc điều tra cơ bản hệ sinh thái tự nhiên, loài hoang dã, giống cấy trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm, nguồn gen có giá trị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
2. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học phải được thu thập và quản lý thống nhất trong Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về hoạt động điều tra cơ bản, việc cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về đa dạng sinh học; thống nhất quản lý Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.
Như vậy, căn cứ khoản 4 Điều 71 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học.
Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học (hình từ Internet)
Báo cáo về đa dạng sinh học gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 72 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Báo cáo về đa dạng sinh học
1. Báo cáo về đa dạng sinh học là một phần của Báo cáo môi trường quốc gia.
2. Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Hiện trạng và diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu;
b) Hiện trạng, vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, đặc điểm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, sinh vật biến đổi gen và loài ngoại lai xâm hại;
c) Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học; áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học;
d) Yêu cầu đặt ra đối với đa dạng sinh học;
đ) Đánh giá lợi ích của bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế - xã hội;
e) Giải pháp và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học.
Chiếu theo quy định này, báo cáo về đa dạng sinh học gồm những nội dung chủ yếu sau:
(1) Hiện trạng và diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu;
(2) Hiện trạng, vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, đặc điểm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, sinh vật biến đổi gen và loài ngoại lai xâm hại;
(3) Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học; áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học;
(4) Yêu cầu đặt ra đối với đa dạng sinh học;
(5) Đánh giá lợi ích của bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế - xã hội;
(6) Giải pháp và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
Kinh phí cho việc bảo tồn đa dạng sinh học được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 73 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
1. Kinh phí cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định này, kinh phí cho việc bảo tồn đa dạng sinh học được lấy từ những nguồn sau:
(1) Ngân sách nhà nước;
(2) Đầu tư, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
(3) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?