Việc giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân theo quy định do những chủ thể nào thực hiện?
- Việc giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Việc giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân do những chủ thể nào thực hiện?
- Việc kiểm tra hoạt động của đơn vị được giao quản lý thực hiện dự án đầu tư của chủ đầu tư bao gồm những nội dung gì?
Việc giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 59/2017/TT-BCA quy định về nguyên tắc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
Nguyên tắc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý, giám sát, đánh giá đầu tư và xây dựng.
2. Phát hiện và phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan về tình hình thực hiện chương trình, dự án đầu tư.
3. Giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình, dự án đầu tư và xử lý vi phạm (nếu có).
4. Bảo đảm chủ động, linh hoạt, tiết kiệm.
Như vậy, theo quy định thì việc giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm tuân thủ các quy định của Thông tư 59/2017/TT-BCA và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý, giám sát, đánh giá đầu tư và xây dựng.
(2) Phát hiện và phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan về tình hình thực hiện chương trình, dự án đầu tư.
(3) Giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình, dự án đầu tư và xử lý vi phạm (nếu có).
(4) Bảo đảm chủ động, linh hoạt, tiết kiệm.
Việc giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân do những chủ thể nào thực hiện?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 59/2017/TT-BCA quy định chủ thể thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân như sau:
Chủ thể thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân
1. Người quyết định đầu tư.
2. Cục Kế hoạch và đầu tư.
3. Chủ chương trình; chủ dự án thành phần; chủ đầu tư; chủ sử dụng dự án.
4. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư
Như vậy, chủ thể thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân bao gồm:
(1) Người quyết định đầu tư.
(2) Cục Kế hoạch và đầu tư.
(3) Chủ chương trình; chủ dự án thành phần; chủ đầu tư; chủ sử dụng dự án.
(4) Cơ quan ký kết hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư
Việc kiểm tra hoạt động của đơn vị được giao quản lý thực hiện dự án đầu tư của chủ đầu tư bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2017/TT-BCA quy định về kiểm tra dự án đầu tư của chủ đầu tư như sau:
Kiểm tra dự án đầu tư của chủ đầu tư
1. Chế độ kiểm tra: chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra thường xuyên dự án do mình làm chủ đầu tư.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra hoạt động của đơn vị được giao quản lý thực hiện dự án, nội dung kiểm tra gồm:
- Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ của dự án theo quy định gồm: văn bản pháp lý có liên quan đến quá trình hình thành và triển khai dự án, các biên bản nghiệm thu, chứng chỉ kiểm định chất lượng, nhật ký công trình, văn bản thông tin báo cáo của các bên có liên quan đến dự án;
- Tình hình triển khai, tiến độ và công việc đã thực hiện; việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, năng lực quản lý, điều hành của ban quản lý dự án;
- Việc chấp hành quy định về thực hiện quản lý dự án như: chế độ giao ban định kỳ giữa ban quản lý dự án với các nhà thầu có liên quan và việc phối hợp giải quyết vướng mắc, kiến nghị đề xuất của nhà thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
- Việc chấp hành quy định về quản lý chất lượng, an toàn lao động; tác động môi trường sinh thái và tác động khác có liên quan;
- Chế độ thông tin báo cáo của ban quản lý dự án tới các đơn vị có liên quan theo quy định.
b) Kiểm tra việc triển khai thực hiện của các nhà thầu gồm các nội dung:
- Sự phù hợp của bộ máy nhân lực, năng lực đội ngũ cán bộ tại hiện trường và các trang thiết bị thực hiện gói thầu so với cam kết trong hồ sơ dự thầu;
...
Như vậy, theo quy định thì nội dung kiểm tra hoạt động của đơn vị được giao quản lý thực hiện dự án đầu tư bao gồm:
(1) Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ của dự án theo quy định gồm:
- Văn bản pháp lý có liên quan đến quá trình hình thành và triển khai dự án,
- Các biên bản nghiệm thu,
- Chứng chỉ kiểm định chất lượng,
- Nhật ký công trình,
- Văn bản thông tin báo cáo của các bên có liên quan đến dự án;
(2) Tình hình triển khai, tiến độ và công việc đã thực hiện;
Việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, năng lực quản lý, điều hành của ban quản lý dự án;
(3) Việc chấp hành quy định về thực hiện quản lý dự án như: chế độ giao ban định kỳ giữa ban quản lý dự án với các nhà thầu có liên quan và việc phối hợp giải quyết vướng mắc, kiến nghị đề xuất của nhà thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
(4) Việc chấp hành quy định về quản lý chất lượng, an toàn lao động; tác động môi trường sinh thái và tác động khác có liên quan;
(5) Chế độ thông tin báo cáo của ban quản lý dự án tới các đơn vị có liên quan theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?