Việc giao, nhận các đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có bắt buộc phải lập biên bản hay không?
- Việc giao, nhận các đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có bắt buộc phải lập biên bản hay không?
- Việc tiếp nhận các đối tượng giám định tư pháp và tài liệu, đồ vật có liên quan trong lĩnh vực tài chính được thực hiện như thế nào?
- Giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính thực hiện cụ thể như thế nào?
Việc giao, nhận các đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có bắt buộc phải lập biên bản hay không?
Việc giao, nhận các đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có bắt buộc phải lập biên bản hay không?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012, quá trình giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp được thực hiện như sau:
- Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
- Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
+ Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
+ Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
+ Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
+ Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
+ Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
+ Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
- Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định quản lý đối tượng giám định trong quá trình thực hiện giám định.
- Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản và phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung nêu trên.
Việc tiếp nhận các đối tượng giám định tư pháp và tài liệu, đồ vật có liên quan trong lĩnh vực tài chính được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 138/2013/TT-BTC, trong lĩnh vực tài chính, khi tiến hành tiếp nhận các đối tượng giám định tư pháp và tài liệu, đồ vật có liên quan, pháp luật hiện hành quy định rõ:
- Trong trường hợp trưng cầu giám định tư pháp có kèm theo đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật liên quan (nếu có) khi giao, nhận phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp.
- Việc giao, nhận đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật liên quan (nếu có) được thực hiện như sau:
+ Trường hợp giao, nhận trực tiếp thì phải được tiến hành tại trụ sở cơ quan của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, cán bộ, công chức được cử thực hiện giám định, trụ sở của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc trụ sở của người trưng cầu giám định.
+ Trường hợp đối tượng giám định có niêm phong được gửi qua đường bưu chính thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong. Khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp phát hiện niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu bị thay đổi, người được trưng cầu hoặc tổ chức được trưng cầu thực hiện giám định tư pháp có quyền từ chối nhận và ghi vào biên bản mở niêm phong.
- Trong trường hợp việc trưng cầu giám định không kèm theo đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật liên quan nhưng hồ sơ thể hiện có đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp yêu cầu người trưng cầu giám định và các bên có liên quan bổ sung hoặc tạo điều kiện tiếp cận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để phục vụ thực hiện giám định.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính thực hiện cụ thể như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 138/2013/TT-BTC, hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được thực hiện như sau:
- Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc người được cử giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính triển khai thực hiện giám định như sau:
+ Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau:
++ Xác định các quy chuẩn chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.
++ Danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định (nếu có).
++ Thời gian dự kiến hoàn thành giám định.
++ Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu giám định cho khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định.
+ Thực hiện giám định.
+ Báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
- Trường hợp có thay đổi nhân sự giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Thủ trưởng đơn vị cử người thực hiện giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết.
- Trong quá trình thực hiện, người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp.
- Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định tại Thông tư này thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
Như vậy, việc giao nhận các đối tượng cần giám định tư pháp và các đối tượng khác liên quan nói chung và việc tiếp nhận trong lĩnh vực tài chính nói riêng được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính cũng được nêu cụ thể như trên để các bên liên quan áp dụng một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?