Việc giao nhận hộ chiếu khi được cử đi công tác nước ngoài được thực hiện như thế nào? Cán bộ được cấp hộ chiếu ngoại giao đi công tác nước ngoài khi về nước có phải giao nộp hộ chiếu không?
- Sau khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài thì cán bộ có phải chuẩn bị tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao không?
- Việc giao nhận hộ chiếu khi được cử đi công tác nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Cán bộ được cấp hộ chiếu ngoại giao đi công tác nước ngoài khi về nước có phải giao nộp hộ chiếu không?
Sau khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài thì cán bộ có phải chuẩn bị tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao không?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 962/QĐ-VPCP năm 2019 quy định như sau:
Cấp hộ chiếu lần đầu hoặc cấp lại
1. Đối với cá nhân được cử đi công tác nước ngoài:
Sau khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài, cá nhân có trách nhiệm chuẩn bị Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (theo mẫu của Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao), chuyển đến Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Cục Hành chính - Quản trị II (phía Nam) để xác nhận vào Tờ khai và nộp hồ sơ tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội), hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (tại Thành phố Hồ Chí Minh). Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc sau khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài, cá nhân có trách nhiệm chuẩn bị Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (theo mẫu của Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao), chuyển đến Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Cục Hành chính - Quản trị II (phía Nam) để xác nhận vào Tờ khai và nộp hồ sơ tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội), hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (tại Thành phố Hồ Chí Minh). Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Hộ chiếu ngoại giao (Hình từ Internet)
Việc giao nhận hộ chiếu khi được cử đi công tác nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 962/QĐ-VPCP năm 2019 quy định như sau:
Quy trình quản lý hộ chiếu
1. Việc giao nhận hộ chiếu khi được cử đi công tác nước ngoài:
a) Giao nhận hộ chiếu:
- Đối với cá nhân: sau khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài, nhận hộ chiếu tại đơn vị quản lý hộ chiếu. Trường hợp nhờ người khác nhận thay phải có văn bản ủy quyền (người được ủy quyền nhận hộ chiếu phải thuộc thẩm quyền quản lý của Văn phòng Chính phủ); trợ lý, thư ký của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ được nhận hộ chiếu của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
- Đối với đoàn đi công tác nước ngoài: Công chức được phân công phục vụ đoàn công tác nhận hộ chiếu của thành viên đoàn tại đơn vị quản lý hộ chiếu (theo danh sách đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt).
- Khi giao nhận hộ chiếu, phải ký xác nhận vào sổ quản lý hộ chiếu.
b) Thời điểm giao nhận hộ chiếu:
- Trường hợp nước đến công tác phải xin thị thực xuất nhập cảnh, thực hiện việc giao nhận hộ chiếu ngay khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài.
- Trường hợp nước đến công tác không phải xin thị thực xuất nhập cảnh, thực hiện việc giao nhận hộ chiếu trước khi bắt đầu chuyến công tác 03 ngày làm việc. Người được cấp hộ chiếu muốn được bàn giao hộ chiếu trước thời hạn trên, phải có văn bản trình bày rõ lý do và xác nhận của lãnh đạo đơn vị.
c) Trường hợp cá nhân đề nghị cung cấp thông tin về hộ chiếu hoặc sao chụp hộ chiếu để phục vụ chuyến công tác nước ngoài theo yêu cầu của đơn vị mời:
- Cá nhân được cử đi công tác nước ngoài có văn bản đề nghị đơn vị quản lý hộ chiếu cung cấp thông tin về hộ chiếu hoặc sao chụp hộ chiếu để phục vụ chuyến công tác nước ngoài.
- Trong thời hạn 1/2 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, đơn vị quản lý hộ chiếu có trách nhiệm xem xét, cung cấp thông tin hoặc sao chụp hộ chiếu theo đề nghị.
Như vậy, việc giao nhận hộ chiếu khi được cử đi công tác nước ngoài được thực hiện như trên.
Cán bộ được cấp hộ chiếu ngoại giao đi công tác nước ngoài khi về nước có phải giao nộp hộ chiếu không?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 962/QĐ-VPCP năm 2019 quy định như sau:
Quy trình quản lý hộ chiếu
...
2. Việc giao nộp hộ chiếu sau khi kết thúc chuyến công tác ở nước ngoài:
a) Trách nhiệm giao nộp hộ chiếu:
- Đối với cá nhân: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhập cảnh về Việt Nam, cá nhân được cử đi công tác nước ngoài có trách nhiệm giao nộp hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu.
- Đối với đoàn đi công tác nước ngoài: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhập cảnh về Việt Nam, công chức phục vụ đoàn công tác có trách nhiệm giao nộp hộ chiếu của thành viên đoàn công tác là đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý hộ chiếu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho đơn vị quản lý hộ chiếu.
b) Đơn vị quản lý hộ chiếu có trách nhiệm kiểm tra tình trạng hộ chiếu trước khi tiếp nhận để quản lý theo quy định. Nếu có vấn đề phát sinh khi kiểm tra hộ chiếu, báo cáo ngay với Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
c) Trường hợp việc giao nộp hộ chiếu được thực hiện sau thời hạn quy định tại điểm a, Khoản này, người được cấp hộ chiếu phải có báo cáo bằng văn bản nêu rõ lý do việc chậm giao nộp hộ chiếu và có ý kiến của lãnh đạo đơn vị.
3. Trường hợp trong thời hạn 10 ngày sau khi về nước, người được cấp hộ chiếu tiếp tục có quyết định cử đi công tác nước ngoài thì được giữ lại hộ chiếu để sử dụng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý hộ chiếu biết để theo dõi; giao nộp lại hộ chiếu khi kết thúc chuyến công tác theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều này.
Theo đó, đối với cá nhân thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhập cảnh về Việt Nam, cá nhân được cử đi công tác nước ngoài có trách nhiệm giao nộp hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?