Việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị phải tuân thủ những quy định nào? Hạ ngầm các đường dây, cáp nổi trên đường phố phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị phải tuân thủ những quy định nào?
Căn cứ từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 23 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi như sau:
Nguyên tắc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi
1. Tuân thủ quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian xây dựng ngầm, kế hoạch hạ ngầm và hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan.
3. Nhà nước khuyến khích việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị. Các tổ chức, cá nhân tham gia hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị được hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.
...
Theo quy định trên, việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian xây dựng ngầm, kế hoạch hạ ngầm và hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan.
Và Nhà nước khuyến khích việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị. Các tổ chức, cá nhân tham gia hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị được hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị (Hình từ Internet)
Hạ ngầm các đường dây, cáp nổi trên đường phố phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 23 Nghị định 39/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi như sau:
Nguyên tắc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi
...
4. Việc thiết kế, xây dựng, cải tạo sắp xếp và hạ ngầm các đường dây, cáp nổi trên đường phố phải đáp ứng các yêu cầu:
a) Bảo đảm an toàn cho người, công trình, công trình lân cận và an toàn chung cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan;
b) Bảo đảm sự kết nối với hệ thống đường dây, đường cáp chung của đô thị;
c) Kết hợp sử dụng chung trong cống, bể kỹ thuật; hào hoặc tuy nen để tiết kiệm sử dụng không gian ngầm.
5. Đối với các đường phố đã xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật thì không được bố trí các đường cống nổi trên mặt đất. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy định về sử dụng chung hệ thống cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật trên địa bàn mình quản lý.
Theo đó, hạ ngầm các đường dây, cáp nổi trên đường phố phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Bảo đảm an toàn cho người, công trình, công trình lân cận và an toàn chung cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan.
+ Bảo đảm sự kết nối với hệ thống đường dây, đường cáp chung của đô thị.
+ Kết hợp sử dụng chung trong cống, bể kỹ thuật; hào hoặc tuy nen để tiết kiệm sử dụng không gian ngầm.
Và đối với các đường phố đã xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật thì không được bố trí các đường cống nổi trên mặt đất.
Việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 39/2010/NĐ-CP về hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi như sau:
Hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi
1. Việc hạ ngầm đường dây đường cáp nổi trên các tuyến phố có thể sử dụng một trong các hình thức sau: cống, bể kỹ thuật; hào và tuynen kỹ thuật.
2. Nhà thầu xây dựng thực hiện hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phải bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ của công trình.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng chủ sở hữu của hệ thống đường dây, cáp đi nổi tiến hành thu hồi các cột, đường dây, cáp đi nổi không sử dụng. Cơ quan quản lý về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thu hồi này.
4. Các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn đô thị có trách nhiệm phối hợp, tham gia và phải đóng góp kinh phí để thực hiện việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi theo kế hoạch chung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc hạ ngầm các đường dây, đường cáp đi nổi trên địa bàn do mình quản lý.
Như vậy, việc hạ ngầm đường dây đường cáp nổi trên các tuyến phố có thể sử dụng một trong các hình thức như cống, bể kỹ thuật; hào và tuy nen kỹ thuật.
Nhà thầu xây dựng thực hiện hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phải bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ của công trình.
Và chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng chủ sở hữu của hệ thống đường dây, cáp đi nổi tiến hành thu hồi các cột, đường dây, cáp đi nổi không sử dụng. Cơ quan quản lý về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thu hồi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế cơ sở trong thiết kế xây dựng có nội dung như thế nào? Bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được những nội dung gì?
- Mẫu thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (tham khảo) Mẫu số 05 chuẩn Nghị định 175?
- Giải thể đơn vị hành chính cấp huyện: Cán bộ công chức dôi dư được giải quyết như thế nào theo Nghị quyết 35?
- Mẫu Giấy phép xây dựng dự án mới nhất? Tải mẫu Giấy phép xây dựng dự án? Thời hạn khởi công công trình là bao lâu?
- Công an cấp huyện là gì? Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện bao gồm những ai?