Việc hợp tác khoa học và kỹ thuật để chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định như thế nào?
- Việc hợp tác khoa học và kỹ thuật để chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định như thế nào?
- Nguồn và cơ chế tài chính thực hiện chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định ra sao?
- Để có thể thực hiện được Phụ lục chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh các Bên tham gia Công ước cần làm gì?
Việc hợp tác khoa học và kỹ thuật để chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Phụ lục III Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Hợp tác Khoa học và kỹ thuật
Theo như điều từ 16 đếm 18 của Công ước và căn cứ vào cơ ché điều phối trong điều 7,các Bên tham gia Công ước bị ảnh hưởng sẽ cùng nhau hoặc mỗi cá nhân sẽ:
(a) Tăng cường mạng lưới hợp tác kỹ thuật và hệ thống tin của vùng, tiểu vùng và quốc gia, cũng như lồng ghép vào mạng thông tin toàn thế giới;
(b) Xây dựng một danh mụ các công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm hiện có và phổ biến và sử dụng các thông tin này;
(c) Tăng cường sử dụng kiến thức và kinh nghiệm truyền thống theo điều 18, khoản 2(b) của Công ước
(d) Xác định và chuyển giao các nhu cầu về công nghệ
(e) Tăng cường phát triển, áp dụng, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới phù hợp hiện có, không ảnh hưởng đến môi trường.
Như vậy, việc hợp tác khoa học và kỹ thuật để chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh thì các bên tham gia Công ước bị ảnh hưởng sẽ cùng nhau hoặc mỗi cá nhân sẽ:
- Tăng cường mạng lưới hợp tác kỹ thuật và hệ thống tin của vùng, tiểu vùng và quốc gia, cũng như lồng ghép vào mạng thông tin toàn thế giới;
- Xây dựng một danh mụ các công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm hiện có và phổ biến và sử dụng các thông tin này;
- Tăng cường sử dụng kiến thức và kinh nghiệm truyền thống theo điều 18, khoản 2(b) của Công ước
- Xác định và chuyển giao các nhu cầu về công nghệ;
- Tăng cường phát triển, áp dụng, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới phù hợp hiện có, không ảnh hưởng đến môi trường.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Nguồn và cơ chế tài chính thực hiện chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Phụ lục III Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nguồn và cơ chế tài chính
Để thực hiện Công ước, theo điều 20 à 21 và theo cơ chế hợp tác trong điều 7 và để phù hợp với các chính sách phát triển của mỗi quốc gia, các Bên tham gia Công ước trong vùng sẽ cùng nhau, tập thể hay cá nhân:
a) Đưa ra các biện pháp để khuyến khích và tăng cường cơ chế cung cấp tài chính thông qua các khoản đầu tư của nhà nước và tư nhân nhằm thực hiện được các kết quả bằng hành động cụ thể chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán.
b) Xác định các nhu cầu hợp tác quốc tế để hỗ trợ quốc gia, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và công nghệ;
c) Tăng cường sự tham gia của các tổ chức hợp tác tài chính song phương và/hoặc đa phương để bảo đảm thực hiện Công ước.
Như vậy, nguồn và cơ chế tài chính thực hiện chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định như trên.
Để có thể thực hiện được Phụ lục chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh các Bên tham gia Công ước cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Phụ lục III Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Khung thể chế
1. Để có thể thực hiện được Phụ lục này,các Bên tham gia Công ước sẽ:
(a) Xây dựng và tăng cường các cơ quan đầu mối quốc gia để điều phối các hoạt động chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán.
(b) Thành lập một cơ chế để điều phối các cơ quan đầu mối quốc gia cho các mục đích sau:
(i) Trao đổi các thông tin và kinh nghiệm
(ii) Điều phối các hoạt động tại cấp vùng và tiểu vùng
(iii) Tăng cường hợp tác kỹ thuật, khoa học, kỹ thuật và tài chính
(iv) Xác định các nhu cầu hợp tác quốc tế
(i) Giám sát và đánh giá việc thực hiện các chương trình hành động.
...
Như vậy, để có thể thực hiện được Phụ lục chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh các Bên tham gia Công ước cần:
- Xây dựng và tăng cường các cơ quan đầu mối quốc gia để điều phối các hoạt động chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán.
- Thành lập một cơ chế để điều phối các cơ quan đầu mối quốc gia cho các mục đích sau:
+ Trao đổi các thông tin và kinh nghiệm
+ Điều phối các hoạt động tại cấp vùng và tiểu vùng
+ Tăng cường hợp tác kỹ thuật, khoa học, kỹ thuật và tài chính
+ Xác định các nhu cầu hợp tác quốc tế
+ Giám sát và đánh giá việc thực hiện các chương trình hành động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?