Việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa gồm những nội dung như thế nào?
Lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa có quyền hạn gì?
Lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 75/2018/NĐ-CP thì lực lượng bảo vệ trên tàu có quyền hạn như sau:
- Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người thuê vận tải, hành khách đi tàu chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt và nội quy đi tàu của doanh nghiệp.
- Kiểm soát người lên xuống tàu, kiểm tra hàng hóa, hành lý vận chuyển trên tàu.
Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy đi tàu thì thông báo ngay cho Trưởng tàu để xem xét lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
- Bắt người phạm tội quả tang và thông báo ngay cho Trưởng tàu để lập biên bản vi phạm, bàn giao cho cơ quan Công an, hoặc Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân khi tàu dừng tại ga gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp có lực lượng công an đang làm nhiệm vụ trên tàu thì bàn giao cho lực lượng công an xử lý.
- Tham gia xác minh những vụ việc xảy ra ở trên tàu theo yêu cầu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Không được lợi dụng danh nghĩa lực lượng bảo vệ trên tàu để thực hiện hành vi trái pháp luật và xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được hưởng chế độ, chính sách gì?
Lực lượng bảo vệ trên tàu được hưởng các quyền lợi và chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 7 Nghị định 75/2018/NĐ-CP như sau:
- Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực công tác đang đảm nhận.
- Được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định tại Nghị định này để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa gồm những nội dung như thế nào?
Việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định tại Điều 8 Nghị định 75/2018/NĐ-CP, Điều 9 Nghị định 75/2018/NĐ-CP, Điều 10 Nghị định 75/2018/NĐ-CP, bao gồm các nội dung sau:
* Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu
- Chương trình, nội dung huấn luyện nghiệp vụ bao gồm:
+ Về lý thuyết:
Huấn luyện kiến thức pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự cần thiết đối với lực lượng bảo vệ trên tàu; công tác bảo đảm an ninh, trật tự; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự; công tác nắm tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt; công tác phòng chống cháy nổ và chữa cháy của lực lượng bảo vệ trên tàu, công tác quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; trình tự kiểm tra giấy tờ tùy thân của người, kiểm tra hành lý, hàng hóa khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu;
+ Về thực hành:
Huấn luyện một số động tác võ thuật cơ bản, kỹ thuật vận động di chuyển trên tàu và cách liên lạc bằng ký, tín hiệu.
- Thời gian huấn luyện:
+ Tối thiểu 06 ngày làm việc đối với lý thuyết;
+ Tối thiểu 04 ngày làm việc đối với thực hành.
* Bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt
- Nội dung bồi dưỡng bao gồm:
+ Về lý thuyết:
Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt; quy định về vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa trên đường sắt; quy định về giải quyết tai nạn, sự cố giao thông đường sắt; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt; cách thức, điều kiện sử dụng một số trang thiết bị trên tàu; trình tự tác nghiệp của nhân viên đường sắt công tác trên tàu; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt; quy trình sơ, cấp cứu nạn nhân;
+ Về thực hành:
Thực hành trên tàu các nội dung lý thuyết đã được bồi dưỡng.
- Thời gian bồi dưỡng:
+ Tối thiểu 06 ngày làm việc đối với lý thuyết;
+ Tối thiểu 02 ngày làm việc đối với thực hành.
- Việc bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tổ chức thực hiện.
* Bổ túc nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trên tàu
- Định kỳ 03 năm một lần, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có sử dụng lực lượng bảo vệ trên tàu có trách nhiệm phối hợp với cơ quan được Bộ Công an giao thực hiện huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu tổ chức bổ túc ôn luyện, cập nhật các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ bảo vệ trên tàu, nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu.
- Thời gian, nội dung bổ túc nghiệp vụ do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các cơ quan chức năng liên quan thống nhất quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?