Việc hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước dựa trên những căn cứ nào? Hậu quả do hủy quyết định bồi thường Nhà nước được giải quyết thế nào?
Quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về quyết định giải quyết bồi thường như sau:
Quyết định giải quyết bồi thường
...
2. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 46 của Luật này;
d) Số tiền đã tạm ứng theo quy định tại Điều 44 của Luật này (nếu có).
Theo đó, quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 47 nêu trên.
Trong đó có họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường và căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Việc hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về hủy quyết định giải quyết bồi thường như sau:
Hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giả mạo tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này để yêu cầu bồi thường.
...
3. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người giải quyết bồi thường không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 43 của Luật này hoặc việc thương lượng được thực hiện không đúng thành phần, nội dung, thủ tục quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 46 của Luật này.
...
Theo đó, thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 48 nêu trên.
Và thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 48 nêu trên.
Việc giải quyết hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về giải quyết hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước như sau:
Hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường
...
2. Hậu quả do hủy quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật này và thu hồi số tiền bồi thường đã tạm ứng (nếu có);
b) Trường hợp đã chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm trả lại số tiền đã thu theo quy định tại Điều 69 của Luật này;
d) Giải quyết các hậu quả khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trường hợp chưa chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường và thu hồi số tiền bồi thường đã tạm ứng (nếu có).
Trường hợp đã chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thu hồi số tiền bồi thường theo quy định của pháp luật
Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã hoàn trả tiền bồi thường thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm trả lại số tiền đã thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?