Việc kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại theo quy định có thể thực hiện vào ban đêm không?
Việc kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại có thể thực hiện vào ban đêm không?
Việc kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thi hành kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ, trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên, đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến. Trường hợp được triệu tập, thông báo hợp lệ nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản kê biên vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên tài sản và lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại.
4. Chỉ được kê biên tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế tương ứng với số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
...
Theo quy định, việc kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ, trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, việc kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại phải thực hiện vào ban ngày, trừ các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Việc kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại theo quy định có thể thực hiện vào ban đêm không? (Hình từ Internet)
Khi tiến hành kê biên tài sản của pháp nhân thương mại phải có mặt những người nào?
Việc tiến hành kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thi hành kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ, trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên, đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến. Trường hợp được triệu tập, thông báo hợp lệ nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản kê biên vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên tài sản và lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại.
4. Chỉ được kê biên tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế tương ứng với số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
...
Như vậy, theo quy định, khi tiến hành kê biên tài sản của pháp nhân thương mại phải có mặt:
(1) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại;
(2) Tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên;
(3) Đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến.
Trường hợp được triệu tập, thông báo hợp lệ nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản kê biên vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên tài sản và lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại.
Tài sản kê biên của pháp nhân thương mại được đem bán đấu giá khi nào?
Việc bán đấu giá tài sản kê biên của pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thi hành kê biên tài sản
...
4. Chỉ được kê biên tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế tương ứng với số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
5. Chỉ kê biên những tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đồng sở hữu với người khác nếu không đủ để thi hành Quyết định kê biên tài sản. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Như vậy, theo quy định, tài sản kê biên của pháp nhân thương mại được đem bán đấu giá khi hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?