Việc kết nối giữa cổng thông tin điện tử, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến với các ứng dụng khác được thực hiện thế nào?

Phát triển, cung cấp thông tin dịch vụ trên cổng thông tin điện tử phải tuân thủ quy định gì? Việc kết nối giữa cổng thông tin điện tử, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến với các ứng dụng khác được quy định như thế nào? Bố cục sắp xếp thông tin trên trang chủ của cổng thông tin điện tử gồm mấy phần? Câu hỏi của anh Trần Dũng đến từ Bắc Giang.

Việc phát triển, cung cấp thông tin dịch vụ trên cổng thông tin điện tử phải tuân thủ quy định gì?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định về việc thiết kế, phát triển, cung cấp thông tin, dịch vụ trên cổng thông tin điện tử phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT:

Nguyên tắc chung khi xây dựng cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến
1. Việc xây dựng cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước phải theo nguyên tắc lấy người sử dụng làm trung tâm.
2. Nguyên tắc lấy người sử dụng làm trung tâm được thể hiện như sau:
a) Những giấy tờ, thông tin liên quan đến người sử dụng đã cung cấp một lần thành công cho một cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thì vẫn chính những giấy tờ, thông tin đó, nếu còn giá trị sử dụng theo quy định, không phải cung cấp lại khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần sau cho chính cơ quan nhà nước đó. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan thuộc, trực thuộc thì các giấy tờ, thông tin này không phải cung cấp lại khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần sau cho cơ quan thuộc, trực thuộc khác của bộ, tỉnh đó;
b) Thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn, giảm thiểu số lần người sử dụng phải đến cơ quan nhà nước;
c) Bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng.

Ngoài ra, phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh. (tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 15 Thông tư này).

Cổng thông tin điện tử, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

Cổng thông tin điện tử, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến (Hình từ Internet)

Việc kết nối giữa cổng thông tin điện tử, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định:

- Việc kết nối giữa cổng thông tin điện tử, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến với các ứng dụng, cơ sở dữ liệu khác trong nội bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trao đổi, chia sẻ, sử dụng lại dữ liệu dùng chung của bộ, tỉnh được thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của bộ, tỉnh.

- Việc kết nối giữa cổng thông tin điện tử, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương để trao đổi, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, dữ liệu đã có giữa bộ với bộ, bộ với tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 13/2017/TT-BTTTT.

Bố cục sắp xếp thông tin trên trang chủ của cổng thông tin điện tử gồm mấy phần?

Bố cục trang chủ bao gồm 3 phần: phần đầu trang, phần thông tin chính và phần chân trang, cụ thể từng phần theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT quy định:

(1) Phần đầu trang: gồm có đầu đề giới thiệu (banner) và danh mục chức năng (menu). Đầu đề giới thiệu là phần trên cùng của trang chủ với các thông tin cơ bản: hình Quốc huy hoặc biểu trưng của cơ quan và tên đầy đủ của cơ quan bằng tiếng Việt với kiểu chữ chân phương.

Dưới đầu đề giới thiệu là danh mục thể hiện các chức năng chính như: Trang chủ, Giới thiệu, Dịch vụ công trực tuyến, Sơ đồ cổng thông tin điện tử và các chức năng khác;

(2) Phần thông tin chính: là phần nằm ở giữa phần đầu trang và phần chân trang thể hiện các hạng mục thông tin chính, các đầu mục tin bài chọn lọc, mới cập nhật, các chức năng chính phục vụ người sử dụng tìm kiếm, trao đổi thông tin với cơ quan nhà nước;

(3) Phần chân trang: hiển thị các thông tin về bản quyền và thông tin của cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử.

Các thông tin của cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử tối thiểu cần có bao gồm: tên đơn vị, người chịu trách nhiệm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thư điện tử của đơn vị.

Bên cạnh đó, về các chức năng tối thiểu của cổng thông tin điện tử được quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này như sau:

- Các chức năng hỗ trợ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2011/NĐ-CP; (văn bản đã hết hiệu lực và thay thế bởi Điều 7 Nghị định 42/2022/NĐ-CP)

- Chức năng sơ đồ cổng thông tin điện tử (site map): sơ đồ cổng thông tin điện tử phải thể hiện đầy đủ, chính xác cấu trúc các hạng mục thông tin, dịch vụ của cổng thông tin điện tử dưới cấu trúc hình cây dạng văn bản cho người sử dụng, dạng một tập tin XML cho máy tìm kiếm.

Cổng thông tin điện tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cổng thông tin điện tử
Dịch vụ công trực tuyến Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ công trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình ở cấp tỉnh?
Pháp luật
Thời gian đăng tải văn bản quy phạm pháp luật lên Cổng thông tin điện tử có quy định trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là gì? Kinh phí duy trì và phát triển dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước lấy từ nguồn nào?
Pháp luật
Dữ liệu đặc tả là gì? Cơ quan nào cung cấp các dữ liệu đặc tả cho Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước?
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử là gì? Tên miền truy cập cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến toàn trình là gì? 02 mức độ cung cấp của dịch vụ công trực tuyến là gì?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Bốn mức độ của dịch vụ công trực tuyến yêu cầu những gì? Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần đạt được các yêu cầu tối thiểu gì?
Pháp luật
Tối thiểu bao nhiêu % hồ sơ trên các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp được giải quyết trực tuyến theo mục tiêu đề ra tại Kế hoạch 1087?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cổng thông tin điện tử
1,004 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cổng thông tin điện tử Dịch vụ công trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cổng thông tin điện tử Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ công trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào