Việc khai thác dầu khí được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Được đốt và xả khí trong thời gian tối đa là bao lâu khi khai thác dầu khí?
Việc khai thác dầu khí được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 30 Quy chế khai thác dầu khí ban hành kèm theo Quyết định 84/2010/QĐ-TTg, nguyên tắc thực hiện hoạt động khai thác dầu khí được quy định như sau:
"Điều 30. Nguyên tắc khai thác dầu khí
Người điều hành phải khai thác dầu khí với phương pháp khai thác hợp lý theo thông lệ công nghiệp dầu khí và công nghệ thích hợp đã được chứng minh tính khả thi nhằm đạt được hệ số thu hồi dầu khí với sản lượng khai thác ổn định theo Kế hoạch phát triển mỏ đã được phê duyệt."
Theo đó, khi tiến hành khai thác dầu khí, các cá nhân, tổ chức liên quan cần đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc trên.
Khai thác dầu khí
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt sản lượng khai thác dầu khí?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Quy chế khai thác dầu khí ban hành kèm theo Quyết định 84/2010/QĐ-TTg có quy định về việc phê duyệt sản lượng khai thác như sau:
"Điều 32. Phê duyệt sản lượng khai thác
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ phê duyệt sản lượng khai thác hàng năm, hàng quý."
Theo đó, tập đoàn Dầu khí Việt Nam là tổ chức có thẩm quyền phê duyệt sản lượng khai thác hàng năm, hàng quý.
Đồng thời, các khoản còn lại của Điều này cũng có quy định chi tiết liên quan đến việc phê duyệt sản lượng khác dầu khí như sau:
"2. Người điều hành phải chuẩn bị các điều kiện thực tế sản xuất và điều phối sản phẩm, bao gồm cả các biện pháp bơm khí lại mỏ, giảm tối đa việc đốt và xả khí để đảm bảo tính khả thi để duy trì sản lượng khai thác dự kiến trong từng giai đoạn cụ thể.
3. Trong trường hợp vì lý do kỹ thuật, công nghệ hoặc bất khả kháng mà sản lượng của mỏ có biến động ở mức ±10% trở lên so với sản lượng được phê duyệt, Người điều hành phải giải trình về các thay đổi bằng văn bản.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi phát hiện ra các thay đổi đáng kể về lưu lượng khai thác, Người điều hành phải báo cáo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đề ra các giải pháp cần tiến hành kể cả việc lập kế hoạch, nghiên cứu bổ sung để đảm bảo sản lượng theo kế hoạch. Sau khi đã tiến hành các biện pháp nêu trên mà vẫn không đạt kết quả như mong muốn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể xem xét lại mức khai thác cho phù hợp.
5. Trong năm, nếu có thay đổi về mức sản lượng do một hay nhiều nguyên nhân gây ra trong quá trình sản xuất, thì từng quý, Người điều hành phải thông báo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam việc thay đổi sản lượng khai thác từng tháng cho mỗi quý. Trong trường hợp đó, Người điều hành phải trình các tài liệu sau đây ít nhất một tháng trước khi sang quý sau:
a) Khả năng khai thác dự đoán cho từng quý tiếp theo;
b) Sản lượng khai thác trung bình dự kiến và trung bình thực tế từng tháng của mỏ trước đây và các quý còn lại của năm;
c) Xây dựng biểu đồ diễn biến sản lượng dầu khai thác thực tế so với sản lượng dầu khai thác được phê duyệt; xây dựng biểu đồ khối lượng khí bơm lại vào vỉa, đốt, xả thực tế so với khối lượng khí bơm lại vào vỉa, đốt, xả đã được phê duyệt kể từ năm đã giải trình về sự vượt giới hạn ±10% hoặc lớn hơn giữa sản lượng khai thác dầu thực tế với sản lượng dầu khai thác của mỏ đã được phê duyệt và khối lượng khí đốt xả, bơm lại vào vỉa vượt quá giới hạn cho phép.
6. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, phê duyệt mức sản lượng tối đa cho từng giếng hoặc mỏ dựa trên điều kiện kỹ thuật, công nghệ khai thác thực tế của giếng hoặc mỏ đó."
Được đốt và xả khí trong thời gian tối đa là bao lâu khi khai thác dầu khí?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Quy chế khai thác dầu khí ban hành kèm theo Quyết định 84/2010/QĐ-TTg về vấn đề đối và xả khí cụ thể như sau:
"Điều 28. Đốt và xả khí
1. Người điều hành chỉ được đốt xả khí trong những trường hợp sau:
a) Trong quá trình thử vỉa không quá 48 giờ với lưu lượng, khối lượng không lớn hơn lưu lượng và khối lượng cần thiết phải xả để thông và làm sạch giếng;
b) Việc đốt khí phục vụ quá trình thử vỉa hoặc sau khi hoàn thiện, sửa chữa hoặc xử lý giếng nếu dự kiến kéo dài quá 48 giờ phải được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt;
c) Đốt theo chu kỳ khí dư thu được từ hệ thống xử lý không thể thu gom một cách kinh tế và việc đốt không gây ra mối nguy hiểm về an toàn; đốt trong tình trạng khẩn cấp như máy nén khí hoặc các thiết bị khác bị hư hỏng nhưng không kéo dài quá 48 giờ; đốt khi bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra và thử nghiệm;
d) Trong tình trạng khẩn cấp, Người điều hành có thể xả khí tạm thời nếu không thể đốt được nhưng không quá 24 giờ và phải qua van an toàn;
đ) Đốt hay xả khí từ giếng để giải tỏa áp suất.
2. Đối với các trường hợp không quy định tại khoản 1 Điều này, Người điều hành trình Bộ Công thương xem xét, phê duyệt
3. Người điều hành trình Bộ Công thương xem xét, phê duyệt kế hoạch đốt khí đồng hành cho từng năm đối với từng mỏ dầu."
Như vậy, tùy từng trường hợp theo quy định trên mà người điều hành có thể đối và xả khí với thời gian không quá 24 giờ hoặc không quá 48 giờ. Trường hợp việc đốt khí phục vụ quá trình thử vỉa hoặc sau khi hoàn thiện, sửa chữa hoặc xử lý giếng nếu dự kiến kéo dài quá 48 giờ phải được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt.
Như vậy, đối với hoạt động khai thác dầu khí hiện nay ở nước ta, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về nguyên tắc khai thác và việc phê duyệt sản lượng khai thác dầu khí.
Đồng thời, quy định trên cũng có nêu rõ trường hợp đối và xả khí khi khai thác dầu khí với thời gian tối đa có thể thực hiện và quy trình thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?