Việc khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Việc khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Công chức đã nghỉ hưu thì hồ sơ có được lưu trữ trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức không?
- Công chức Bộ Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm, quyền hạn gì trong việc khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức?
Việc khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy định quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về mục đích, yêu cầu như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ công chức, viên chức, người lao động; số hóa hồ sơ công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi tắt là hồ sơ); phục vụ khai thác, tích hợp, thống kê dữ liệu hồ sơ trong việc thực hiện các nhiệm vụ về tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, nâng ngạch đối với công chức, thăng hạng đối với viên chức, tổ chức bộ máy; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành.
2. Yêu cầu
Việc quản lý và sử dụng phần mềm thực hiện nghiêm túc, phản ánh đúng thông tin liên quan đến công chức, viên chức, người lao động; khai thác và sử dụng dữ liệu về hồ sơ trong thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện đúng quy định về quản lý hồ sơ, thông tin cá nhân của công chức, viên chức, người lao động.
Như vậy, theo quy định thì việc khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo yêu cầu sau đây:
(1) Việc quản lý và sử dụng phần mềm thực hiện nghiêm túc, phản ánh đúng thông tin liên quan đến công chức;
(2) Khai thác và sử dụng dữ liệu về hồ sơ trong thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ.
(3) Thực hiện đúng quy định về quản lý hồ sơ, thông tin cá nhân của công chức.
Việc khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Công chức đã nghỉ hưu thì hồ sơ có được lưu trữ trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức không?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy định quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về việc lưu trữ hồ sơ như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Hồ sơ phải được lưu trữ lâu dài trong phần mềm để phục vụ việc quản lý, khai thác sử dụng và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.
2. Việc lưu trữ hồ sơ phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn thông tin theo quy định hiện hành.
3. Hồ sơ của công chức, viên chức, người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc, ... được lưu trữ trên phần mềm và ở cơ quan, đơn vị để quản lý, theo dõi.
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ của công chức đã nghỉ hưu được lưu trữ trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức và ở cơ quan, đơn vị để quản lý, theo dõi.
Công chức Bộ Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm, quyền hạn gì trong việc khai thác và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức?
Căn cứ Điều 17 Quy định quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về trách nhiệm, quyền hạn của công chức, viên chức, người lao động như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của công chức, viên chức, người lao động
1. Được sử dụng tài khoản người dùng cá nhân để thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin về hồ sơ vào phần mềm và chịu trách nhiệm tính kịp thời, chính xác các thông tin về hồ sơ do cá nhân cập nhật.
2. Rà soát, phản hồi với Vụ Tổ chức cán bộ về các thông tin do Vụ Tổ chức cán bộ cập nhật, bổ sung nhưng không chính xác hoặc có sai sót.
3. Trường hợp bị thất lạc hoặc mất mật khẩu đăng nhập phần mềm phải báo cáo thủ trưởng đơn vị có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ để được cấp mới.
4. Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin và vận hành thông suốt phần mềm; kịp thời báo cáo thủ trưởng đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ về các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm.
Như vậy, theo quy định thì công chức có những trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
(1) Được sử dụng tài khoản người dùng cá nhân để thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin về hồ sơ vào phần mềm và chịu trách nhiệm tính kịp thời, chính xác các thông tin về hồ sơ do cá nhân cập nhật.
(2) Rà soát, phản hồi với Vụ Tổ chức cán bộ về các thông tin do Vụ Tổ chức cán bộ cập nhật, bổ sung nhưng không chính xác hoặc có sai sót.
(3) Trường hợp bị thất lạc hoặc mất mật khẩu đăng nhập phần mềm phải báo cáo thủ trưởng đơn vị có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ để được cấp mới.
(4) Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin và vận hành thông suốt phần mềm; kịp thời báo cáo thủ trưởng đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ về các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?