Việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc sẽ được thực hiện theo những bước nào?
- Việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc sẽ được thực hiện theo những bước nào?
- Giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Lượng phân bón trong khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc được quy định thế nào?
- Khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc được đánh giá theo phương pháp nào?
Việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc sẽ được thực hiện theo những bước nào?
Theo tiểu mục 3.1 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT thì việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc sẽ được thực hiện theo những bước sau:
(1) Khảo nghiệm cơ bản
Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.
(2) Khảo nghiệm sản xuất
Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống lạc có triển vọng.
Việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc sẽ được thực hiện theo những bước nào? (Hình từ Internet)
Giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc phải đảm bảo yêu cầu gì?
Theo tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT thì giống khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi đến cơ sở khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là: 10kg lạc vỏ/giống/vụ.
- Chất lượng hạt giống: Về tỷ lệ nảy mầm, độ sạch và độ ẩm tối thiểu phải tương đương hạt giống cấp xác nhận theo QCVN 01-48: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lạc.
- Giống khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
- Thời gian gửi giống: theo quy định của cơ sở khảo nghiệm. Khi gửi giống kèm theo “Bản đăng ký khảo nghiệm” và “Tờ khai kỹ thuật” (Phụ lục A, B) của Quy chuẩn này.
- Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng.
Lượng phân bón trong khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc được quy định thế nào?
Theo tiết 3.3.1 tiểu mục 3.3 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT thì lượng phân bón trong khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc được quy định như sau:
- Lượng phân bón cho 1 ha: Tùy thuộc độ phì đất và nhóm giống để sử dụng lượng phân cho phù hợp: 5 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương, từ 30 đến 40kg N, từ 90 đến 100kg P205, từ 60 đến 80kg K20, từ 400 đến 600 kg vôi bột.
- Cách bón
Đối với phương thức trồng thông thường (không che phủ nilon):
Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, 1/2 lượng vôi + 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali. Toàn bộ phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân chuồng, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.
Bón thúc lần 1 khi cây có từ 2 đến 3 lá thật: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali.
Bón thúc lần 2 khi ra hoa rộ: 1/2 lượng vôi.
Đối với phương thức trồng có che phủ ni lon:
- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân đạm, lân, ka li, 1/2 vôi vào hàng đã rạch sẵn, lấp phân để lại độ sâu từ 4 đến 5cm, nếu đất khô phải tưới đủ ẩm mới gieo hạt, sau đó lấp đất phủ kín hạt.
- Phun thuốc trừ cỏ lên mặt luống. Nếu đất khô phải phun nước đủ ẩm rồi phun thuốc trừ cỏ và che phủ nilon.
- Bón lượng vôi còn lại lên lá vào thời kỳ ra hoa rộ.
Khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc được đánh giá theo phương pháp nào?
Phương pháp đánh giá khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc được quy định tại tiểu mục 3.4 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT như sau:
PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
...
3.4. Phương pháp đánh giá
3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.4.1.1. Cây theo dõi được xác định khi cây có từ 6 đến 7 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây, lấy 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa luống (không lấy các cây ở đầu hàng).
3.4.1.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu như quy định ở Bảng 1.
3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất
Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sau:
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Số ngày từ gieo đến chín.
- Năng suất quả khô (tạ/ha): Cân khối lượng quả khô thực thu trên diện tích khảo nghiệm ở độ ẩm 12% và quy ra năng suất tạ/ha.
- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.
- Ý kiến của người thực hiện thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
Như vậy, phương pháp đánh giá khảo nghiệm cơ bản giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc được xác định như sau:
+ Cây theo dõi được xác định khi cây có từ 6 đến 7 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây, lấy 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa luống (không lấy các cây ở đầu hàng).
+ Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu như quy định ở Bảng 1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?