Việc kiểm kê rừng phải được thực hiện bao nhiêu lâu một lần? Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật gì trong kiểm kê rừng?
Việc kiểm kê rừng phải được thực hiện bao nhiêu lâu một lần?
Kiểm kê rừng được quy định tại Điều 34 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Kiểm kê rừng
1. Kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.
2. Nội dung cơ bản của kiểm kê rừng bao gồm:
a) Tập hợp và xử lý thông tin về tài nguyên rừng;
b) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của lô rừng;
c) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của chủ rừng;
d) Kiểm kê tổng diện tích, trữ lượng rừng theo cấp hành chính;
đ) Lập hồ sơ quản lý rừng của lô, khoảnh, tiểu khu, chủ rừng, đơn vị hành chính.
e) Công bố kết quả kiểm kê rừng.
3. Việc kiểm kê rừng được thực hiện 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.
...
Theo đó, kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc kiểm kê rừng 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.
Lưu ý:
- Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện kiểm kê rừng và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnh đối với chủ rừng là tổ chức; hoặc cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kê khai số liệu kiểm kê rừng theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
- Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm kê rừng; hỗ trợ kinh phí kiểm kê rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Việc kiểm kê rừng phải được thực hiện bao nhiêu lâu một lần? Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật gì trong kiểm kê rừng? (Hình từ Internet)
Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật gì trong kiểm kê rừng?
Quy trình kiểm kê rừng được quy định tại Điều 26 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Quy trình kiểm kê rừng
...
2. Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật, bao gồm:
a) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng cấp xã, bản đồ giao đất, giao rừng lên nền ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ phục vụ kiểm kê rừng; xác định cụ thể vị trí, ranh giới của các chủ quản lý rừng trên bản đồ phục vụ kiểm kê rừng; bàn giao kết quả điều tra rừng cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn thành điều tra rừng.
b) Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không thành lập Hạt Kiểm lâm cấp huyện bàn giao kết quả theo quy định tại điểm a khoản này cho các chủ quản lý rừng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết quả điều tra rừng.
...
Theo đó, cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật kiểm kê rừng bao gồm:
- Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng cấp xã, bản đồ giao đất, giao rừng lên nền ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;
+ Xác định cụ thể vị trí, ranh giới của các chủ quản lý rừng trên bản đồ phục vụ kiểm kê rừng; bàn giao kết quả điều tra rừng cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn thành điều tra rừng.
- Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không thành lập Hạt Kiểm lâm cấp huyện bàn giao kết quả theo quy định tại điểm a khoản này cho các chủ quản lý rừng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết quả điều tra rừng.
Kiểm kê rừng theo trạng thái được thực hiện như thế nào?
Việc kiểm kê theo trạng thái được quy định tại Điều 27 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm kê theo trạng thái
1. Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng:
a) Rừng tự nhiên và rừng trồng;
b) Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;
c) Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.
2. Kiểm kê diện tích chưa có rừng:
a) Diện tích có cây tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng;
b) Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng;
c) Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đó, việc kiểm kê theo trạng thái được quy định như sau:
Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng:
- Rừng tự nhiên và rừng trồng;
- Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;
- Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.
Kiểm kê diện tích chưa có rừng:
- Diện tích có cây tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng;
- Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng;
- Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?